Về những thông tin này, bà Hồ Ngọc Lâm khẳng định VinFast luôn tuân thủ mọi quy định của pháp luật.
Về những thông tin này, bà Hồ Ngọc Lâm khẳng định VinFast luôn tuân thủ mọi quy định của pháp luật.
VinFast (tên đầy đủ là Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh VinFast) là nhà sản xuất ô tô và xe máy điện hàng đầu tại Việt Nam, thành lập năm 2017, là công ty thành viên của tập đoàn đa ngành Vingroup, do ông Phạm Nhật Vượng sáng lập.
Hiện tại, tất cả các sản phẩm ô tô, xe máy điện VinFast đều được sản xuất tại nhà máy VinFast, địa chỉ tại Khu công nghiệp Đình Vũ, huyện Cát Hải, TP Hải Phòng, Việt Nam.
VOV.VN - Sáng 25/11, tại cảng MPC (Hải Phòng), VinFast đã tổ chức lễ xuất khẩu lô ô tô điện thông minh đầu tiên, gồm 999 chiếc VF 8 ra thị trường quốc tế.
“Nói thẳng luôn tôi không có kỳ vọng gì. [Vinfast] không có nền tảng gì thì làm sao có sản phẩm tốt được. Công nghệ luyện kim không có, công nghệ điện tử hoàn toàn không có thì làm sao có sản phẩm tốt được. Ông đi tắt đón đầu, mua các thành phần của xe mang về lắp ráp để bán thì sao có thể được, chỉ có thất bại thôi, chắc chắn thế,” một nhà quan sát cho hay.
Tháng 12/2022, Công ty VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng xuất khẩu 999 xe hơi điện VinFast VF 8 sang Mỹ với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường xe hơi điện lớn nhất thế giới, nơi có sự cạnh tranh quyết liệt giữa hàng chục hãng sản xuất xe toàn cầu đang tập trung vào thị phần xe điện.
Khác với các bình luận mỹ miều, những lời khen có cánh từ những người chuyên trải nghiệm, đánh giá xe ở Việt Nam, xe hơi điện của tập đoàn VinGroup đã vướng các nhận xét trái chiều từ nhiều nhà báo hay chuyên gia đánh giá xe người Mỹ.
Thậm chí, một YouTuber người Mỹ có trên 100.000 người theo dõi mới đây sau khi trải nghiệm chiếc VF 8 ở Las Vegas đã phải thốt lên: “Tôi ước mình đã không lái nó!”
VF8 có đáp ứng yêu cầu của thị trường Hoa Kỳ?
Facebooker Thuần Ngô, một luật sư người Mỹ gốc Việt ở California, cho biết độ an toàn của xe hơi là yêu cầu trước hết của khách hàng ở thị trường khó tính này.
“Người Việt Nam xem cái xe là một tài sản, thể hiện đẳng cấp. Đối với người Mỹ, xe chỉ là phương tiện và điều quan trọng là an toàn đối với mạng sống của mình.”
Ủng hộ việc Việt Nam có một thương hiệu xe hơi và cũng có ý định tìm hiểu VF8 để mua trong tương lai nếu thấy hợp lý, ông đến một showroom của VinFast Citadel ở California mới được khai trương hồi tháng 7 năm ngoái.
Ông cho biết ông đề nghị cơ sở này cho phép ông được lái thử trên đường ở địa phương nhưng bị từ chối. Nhân viên ở đây nói ông chỉ có thể thử xe trong khu vực hạn chế của showroom và tìm hiểu các thông số trên xe và theo tài liệu mà showroom cung cấp.
“Showroom của VinFast là nó cho ta thấy xe có đồ chơi như của Tesla. Cái đó không cần, cái người ta cần, sự quan tâm là sự an toàn.”
Vì chỉ được thử nghiệm ở khu vực bãi xe với tốc độ thấp, nên ông không biết tình trạng xe thế nào nếu chạy ở tốc độ cao hơn hay ở cao tốc.
Là người từng sống và lái xe ở Việt Nam nhiều năm, ông Thuần Ngô nói rằng hạ tầng giao thông ở hai nước khác xa nhau.
Ở Hoa Kỳ, xe hơi có thể đi trong khu vực thành thị với vận tốc 50-80 km/giờ và 120-150 km trên cao tốc, trong khi ở Việt Nam xe thường chạy với vận tốc thấp và ít có đường cao tốc.
Nhà báo Mai Vũ Phạm của tờ báo Sài Gòn Nhỏ hiện đang sinh sống tại Mỹ, nói rằng bà không có ý định sử dụng VF8 và các sản phẩm khác của VinGroup vì sự liên quan của tập đoàn này với Nhà nước Việt Nam cũng như hành xử của chính doanh nghiệp khi khách hàng phàn nàn về sản phẩm trong nhiều năm qua.
Dẫn trường hợp của YouTuber Trần Văn Hoàng, chủ kênh YouTube GoGo TV bị đưa ra cơ quan công an vì than phiền khi chiếc xe VinFast Lux A 2.0 của chính ông mua không lâu bị lỗi, bà Mai Vũ Phạm khẳng định:
“Bởi thế, đối với tôi, vấn đề không phải là xe điện VinFast, hoặc bất kỳ một sản phẩm nào của VinGroup, nhưng là niềm tin. Với tư cách là người tiêu dùng, sự tin tưởng của tôi đối với VinFast nói riêng, và VinGroup nói chung, là con số không.
Chừng nào VinGroup chưa gây dựng được niềm tin, ít nhất bằng cách hoạt động độc lập với nhà cầm quyền cộng sản và xây dựng thương hiệu bằng chất lượng và uy tín, việc mua sản phẩm của VinFast là không bao giờ xảy ra.”
Sau ồn ào sơn logo, tên công ty lên thân con tàu khổng lồ chuyên dụng chở xe, chiếc tàu Silver Queen cập bến California vào giữa tháng 12/2022, theo trang web của công ty dành cho thị trường Hoa Kỳ (vinfastauto.us), xe VF8 năm chỗ ngồi đang được chào bán tại đây với giá từ 59.000 USD chưa bao gồm các khoản thuế.
Tuy nhiên, giá sẽ giảm xuống còn 42.200 USD nếu thuê pin, chi phí thuê pin hàng tháng ước tính 169 USD.
Đây là các xe thuộc phiên bản “đô thị” (City Edition) chỉ có tầm hoạt động 180 dặm/lần sạc điện. Phiên bản này là thấp nhất trong các dòng VF8 và chưa từng được công bố trước đây.
Ông Thuần Ngô cho rằng giá xe VF 8 mà VinFast niêm yết tại Mỹ là không thực tế và không cạnh tranh. Điều này xuất phát từ tư duy của công ty dành cho thị trường Việt Nam nhưng lại đi áp dụng vào thị trường Hoa Kỳ.
Xe VinFast ở trong nước có thể cạnh tranh được với xe hơi nhập khẩu về giá, vì chính sách thuế làm cho giá xe ngoại nhập cao hơn giá nhập khẩu hơn ba lần. Tuy nhiên, lợi thế giá cả này không còn ở thị trường Hoa Kỳ.
Thị trường với hơn 300 triệu dân có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các hãng xe cung cấp xe điện. Một số mẫu xe điện cỡ bình dân đang có doanh số bán hàng tốt tại đây như Hyundai Ioniq 5 phiên bản 2023 với tầm hoạt động 220 dặm, giá khởi điểm chỉ hơn 40.000 USD; Mustang Mach-E, ngựa chiến của Ford đang thành công trên thị trường có thể chạy 224 dặm với giá nhỉnh hơn 45.000 USD.
Ngày 13/1/2023, hãng xe điện dẫn đầu Mỹ – Tesla tuyên bố giảm 20% giá bán xe Model Y chạy được 330 dặm, xuống còn gần 53.000 USD hay Model 3 bản sedan giảm 14% xuống còn gần 54.000 USD.
Ông Thuần Ngô cho rằng mục tiêu của VinFast là chào bán chứng khoán lần đầu tiên ra công chúng (IPO) ở thị trường chứng khoán Mỹ nhằm thu hút đầu tư và tìm cách tăng giá cổ phiếu của Vingroup ở thị trường trong nước cũng như bán số hàng bất động sản tồn kho.
Ông đồng ý với đánh giá của chuyên gia người Mỹ – Kyle Conner về VF 8 và cho rằng VinFast khó có cơ hội thành công ở đây.
“Ở nước Mỹ, tôi nói thẳng luôn là nó thua ngay từ đầu vì đánh giá sai thị trường Mỹ.
Cách tiếp cận quá nhanh, quá chủ quan, coi thường người Mỹ, và thực tế tại nước Mỹ, xe VinFast chưa đủ tiêu chuẩn.”
Ông Phan Văn Phong ở Virginia, một người từng có nhiều năm là thợ cơ khí ở Cộng hoà Dân chủ Đức vào những năm 1980, cho RFA biết ông sẽ rất vui mừng nếu Việt Nam xuất khẩu được một sản phẩm tốt ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, điều này rất khó trong nền kinh tế thị trường gắn đuôi “xã hội chủ nghĩa.”
Khi được hỏi về tương lai của xe điện VinFast ở thị trường Hoa Kỳ, ông nói:
“Nói thẳng luôn tôi không có kỳ vọng gì. Không có nền tảng gì thì làm sao có sản phẩm tốt được. Công nghệ luyện kim không có, công nghệ điện tử hoàn toàn không có thì làm sao có sản phẩm tốt được.”
“Ông đi tắt đón đầu, mua các thành phần của xe mang về lắp ráp để bán thì sao có thể được, chỉ có thất bại thôi, chắc chắn thế.”
Vinfast công khai những số liệu này khi IPO trên thị trường Mỹ. Quan trọng là thị trường phản hồi thế nào về tình trạng tài chính này của Vinfast. Nếu thị trường vẫn đánh giá tốt thì IPO sẽ thành công, còn thị trường cho là công ty này quá rủi ro thì IPO sẽ thất bại.