Trong điều kiện hiện nay nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, các công ty kinh doanh quốc tế khi tham gia hoạt động nhập khẩu thường áp dụng hai hình thức kinh doanh nhập khẩu chính : là nhập khẩu trực tiếp (nhập khẩu tự doanh ) và nhập khẩu gián tiếp ( nhập khẩu uỷ thác ). Áp dụng hình thức nào điều này phụ thuộc vào điều kiện kinh doanh, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật và vào yêu cầu của khách hàng.
Trong điều kiện hiện nay nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, các công ty kinh doanh quốc tế khi tham gia hoạt động nhập khẩu thường áp dụng hai hình thức kinh doanh nhập khẩu chính : là nhập khẩu trực tiếp (nhập khẩu tự doanh ) và nhập khẩu gián tiếp ( nhập khẩu uỷ thác ). Áp dụng hình thức nào điều này phụ thuộc vào điều kiện kinh doanh, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật và vào yêu cầu của khách hàng.
Hoạt động xuất khẩu uỷ thác là hoạt động hình thành giữa một doanh nghiệp trong nước có nhu cầu xuất khẩu một số loại hàng hoá nhưng không đủ điều kiện để xuất khẩu đã uỷ thác cho một doanh nghiệp có chức năng giao dịch ngoại thương tiến hành đàm phán với đối tác nước ngoài để làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá theo yêu cầu của bên uỷ thác và được hưởng một khoản thù lao gọi là phí uỷ thác.
Trong hoạt động xuất khẩu uỷ thác, doanh nghiệp nhận uỷ thác không phải bỏ vốn, không phải xin hạn ngạch (nếu có), không phải nghiên cứu thị trường tiêu thụ do không phải tiêu thụ hàng mà chỉ phải đứng ra thay mặt bên uỷ thác tìm và giao dịch với bạn hàng nước ngoài, ký hợp đồng và làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá cũng như thay mặt bên uỷ thác khiếu nại, đòi bồi thường với bên nước ngoài khi có tổn thất.
Xuất khẩu tự doanh là hoạt động xuất khẩu độc lập của một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trên cơ sở nghiên cứu kỹ thị trường trong và ngoài nước, tính toán đầy đủ chi phí đảm bảo kinh doanh xuất khẩu có lãi, đúng phương hướng, chính sách, pháp luật của quốc gia cũng như quốc tế.
Trong xuất khẩu tự doanh, doanh nghiệp phải đứng mũi chịu sào trước tất cả mọi việc. Doanh nghiệp phải xem xét một cách kỹ càng từ bước nghiên cứu thị trường đến việc ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng vì doanh nghiệp phải tự bỏ vốn của mình ra, chịu mọi chi phí và rủi ro có thể xảy ra.
Đây là hoạt động xuất khẩu hàng hoá trên cơ sở liên kết kinh tế một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp nhằm phối hợp khả năng để cùng nhau giao dịch và đề ra các chủ trương, biện pháp có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, thúc đẩy hoạt động này phát triển theo hướng có lợi nhất cho tất cả các bên, cùng chia lãi và cùng chịu lỗ.
So với hình thức xuất khẩu tự doanh thì trong hình thức này, doanh nghiệp ít phải chịu rủi tro hơn vì mỗi doanh nghiệp liên doanh xuất khẩu chỉ góp một phần vốn nhất định, quyền hạn và trách nhiệm của mỗi bên cũng phân theo số vốn góp.
Xuất khẩu đổi hàng cùng với trao đổi bù trừ là hai loại nghiệp vụ chủ yếu của buôn bán đối lưu, nó là hình thức xuất khẩu gắn liền với nhập khẩu, thanh toán theo hình thức này không phải dùng tiền mà chuyển bằng hàng hoá.
Để có thể thực hiện được hình thức xuất khẩu này thì hàng hoá nhập và hàng hoá xuất phải tương đương nhau về giá trị, tính quý hiếm và phải cân bằng về giá cả, bạn hàng bán và mua là một.
Trên đây là khái quát một số hình thức xuất khẩu được ap dụng phổ biến ở nước ta hiện nay. Bên cạnh đó còn có các hình thức khác nhưng chưa được áp dụng nhiều.
xuất khẩu hàng đã phần nào đáp ứng được mục tiêu phát huy lợi thế so sánh của nước ta trên trường quốc tế. xuất khẩu chẳng những góp phần đáng kể vào tích luỹ vốn cho công nghiệp hoá mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá trong nước.
với những lợi thế so sánh của việt nam như giá nhân công rẻ, lực lượng lao động đông đúc và dồi dào, trẻ thông minh sáng tạo và ham học hỏi, và với điều kiện về tự nhiên, địa lý thuận lợi, và đặc biệt đối với một số mặt hàng nông sản của việt nam.
Ô tô là sản phẩm được cấu thành từ hơn 3.000 phụ tùng, linh kiện khác nhau (đối với ô tô con, số linh kiện, phụ tùng có thể từ hơn 20.000 đến 30.000 – tính theo những linh kiện nhỏ nhất) được sản xuất từ nhiều ngành nghề khác nhau, chủ yếu là cơ khí, điện tử, cao su-nhựa, trong đó nhiều phụ tùng lại được lắp ráp từ vài chục đến vài trăm linh kiện như động cơ, hộp số.
Theo cách phân loại trình độ công nghệ của các ngành chế tạo của UNIDO, ô tô được xếp vào nhóm các ngành công nghiệp có công nghệ trung bình-cao, nhưng thực chất trong số hàng ngàn phụ tùng, linh kiện, mỗi loại cần công nghệ sản xuất khác nhau, từ công nghệ trung bình thấp (như một số sản phẩm ép nhựa đơn giản), đến những công nghệ cao, phức tạp (như hộp số, động cơ).
Chính vì các đặc điểm kỹ thuật nêu trên của sản phẩm ô tô, nên trong số các ngành công nghiệp sản xuất dân dụng, ngành ô tô có liên kết đầu vào – đầu ra rộng nhất và sự phối hợp công nghệ cao nhất. Vì lý do này, ngành này có ảnh hưởng lớn đến quá trình công nghiệp hóa của nền kinh tế quốc dân.Một mặt, ngành công nghiệp ô tô sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu di chuyển của người dân và cả nền kinh tế.
Theo xu hướng phát triển, khi thu nhập của các cá nhân tăng cao, họ có xu hướng ưu tiên sử dụng các sản phẩm hiện đại đi kèm với chất lượng và bảo đảm an toàn. Đáp ứng được yêu cầu đó, ô tô sẽ là phương tiện được ưa chuộng và dần thay thế xe máy theo xu hướng phát triển đi lên của đất nước. Đồng thời, trong các ngành công nghiệp cũng như nông nghiệp, con người sử dụng ô tô như nguồn lực trực tiếp phục vụ quá trình lưu thông hàng hóa, thúc đẩy thương mại phát triển.
Mặt khác, ngành công nghiệp ô tô được đánh giá là một trong những ngành công nghiệp đi đầu, kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp khác. Công nghiệp ô tô là “khách hàng” của nhiều ngành công nghiệp có liên quan như: kim loại, cơ khí, điện tử, hóa chất,… Vì vậy, sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp ô tô được xem là nhân tố tác động tích cực thúc đẩy các ngành có liên quan phát triển, tạo động lực xây dựng nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tại Nhật Bản, theo thống kê của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Nhật (JAMA), công nghiệp ô tô đóng góp trên 20% tổng kim ngạch xuất khẩu, đồng thời các nhà sản xuất ô tô, các doanh nghiệp cung cấp linh phụ kiện cho ô tô cùng với các đại lý phân phối và dịch vụ khách hàng đã tạo ra gần 2,3 triệu việc làm.
Còn ở Mỹ, theo Thống kê của Hội đồng chính sách ô tô Mỹ (AAPC), nền công nghiệp ô tô chiếm hơn 3% tổng sản phẩm quốc nội và tạo ra gần 1,6 triệu việc làm (tính chung cả các nhà sản xuất ô tô, các nhà cung cấp linh phụ kiện cũng như các đại lý dịch vụ) .
Chính vì vậy, việc duy trì và từng bước phát triển ngành công nghiệp ô tô có vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế đất nước, cụ thể:
Tạo tác động lan tỏa trong các ngành công nghiệp, tham gia vào việc thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới đến nay, Việt Nam đã luôn duy trì được sự tăng trưởng GDP khá ấn tượng, khoảng 6-7%/năm. Công nghiệp đã thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội cả nước.
Một trong số các yếu tố chính của sự thành công đó là đã thu hút đầu tư nước ngoài FDI hoặc cơ hội kinh doanh gia công, tập trung ở các ngành đòi hỏi nhiều lao động, như dệt may, da giày... do giá nhân công rẻ. Tuy nhiên hiện nay và trong tương lai, lợi thế cạnh tranh do giá lao động rẻ đang giảm dần. Nếu không có kế hoạch chuẩn bị cho giai đoạn tăng trưởng tiếp theo, rất có khả năng sẽ rơi vào bẫy thu nhập trung bình.
Vì vậy, Việt Nam cần phải cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia về chất, thông qua việc tăng hàm lượng công nghệ và chất xám trong sản phẩm, nâng cao hàm lượng lao động có tay nghề, tăng nội địa hóa ở các ngành công nghiệp, sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ.
Kinh nghiệm của các nước đi trước cho thấy tác động lan tỏa của ngành công nghiệp ô tô đối với các ngành công nghiệp hỗ trợ là rất lớn. Ví dụ tại Thái Lan, riêng 16 nhà sản xuất ô tô đã kéo theo sự phát triển và tạo công ăn việc làm cho hơn 2.000 doanh nghiệp hỗ trợ ở nhiều ngành nghề và công đoạn chế tạo khác nhau.
Số các doanh nghiệp ở Nhật Bản hỗ trợ cho việc lắp ráp ô tô vào khoảng 30.000. Có thể nói, ngành công nghiệp ô tô là ngành dẫn dắt sự phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ và vì vậy, cũng là ngành có ảnh hưởng lớn đến phát triển công nghiệp và của nền kinh tế nói chung ở mọi quốc gia.
Đáp ứng nhu cầu bùng nổ sử dụng ô tô trong giai đoạn phổ cập xe hơi
Sản phẩm ô tô sẽ ngày càng thông dụng và trở thành nhu cầu không thể thiếu của người dân. Một quốc gia được coi là bước vào giai đoạn "motorization" (ô tô hóa) khi trung bình có trên 50 ô tô/1.000 dân. Hiểu theo nghĩa rộng, motorization là quá trình ô tô trở nên phổ biến và trở thành phương tiện thiết yếu của người dân khi thu nhập được nâng cao. Hiểu theo nghĩa hẹp, đó là thời kỳ bùng nổ nhu cầu sở hữu và sử dụng dòng xe du lịch dưới 9 chỗ.
Đây cũng là xu hướng của hầu hết các nước trên thế giới.
Nền kinh tế Việt Nam đang ở giai đoạn trước của motorization. Cùng với sự phát triển kinh tế, thu nhập bình quân đầu người sẽ ngày càng gia tăng; hạ tầng giao thông ngày một phát triển và đô thị hóa diễn ra nhanh chóng. Có thể khẳng định rằng, giai đoạn motorization chắc chắn sẽ xảy ra tại Việt Nam trong giai đoạn bắt đầu trong khoảng từ năm 2020 đến năm 2025, khi trung bình có trên 50 xe/1.000 dân; GDP/người >3.000 USD.
Đến năm 2025, quy mô thị trường sẽ đạt mức cao khoảng 800-900 nghìn xe/năm. Dòng xe dưới 9 chỗ sẽ tăng trưởng mạnh, chiếm trên 70% thị trường. Dòng xe tải, xe buýt sẽ dần bão hòa, thị phần sẽ giảm dần.
Với dự báo nhu cầu ô tô của nước ta năm 2025 theo phương án trung bình khoảng 800-900 nghìn xe và năm 2030 khoảng 1,5-1,8 triệu xe, có thể đưa ra 3 tình huống để mô phỏng và tính toán tác động của ngành công nghiệp ô tô đến cán cân thương mại quốc gia:
(i) Không có sản xuất xe con trong nước, toàn bộ thị trường xe con là xe nhập khẩu; xe khách và xe tải nhập khẩu 50%, 50% sản xuất trong nước với tỷ lệ nội địa hoá 50%, thì kim ngạch nhập khẩu năm 2025 khoảng 12 tỷ USD và năm 2030 là 21 tỷ USD.
(ii) 50% thị phần là xe sản xuất trong nước, tỉ lệ nội địa hóa trung bình xe con đạt 40%, xe khác là 50% thì kim ngạch nhập khẩu năm 2025 khoảng 9 tỷ USD và năm 2030 là 17 tỷ USD.
(iii) 80% thị phần là xe sản xuất trong nước, với tỉ lệ nội địa hóa trung bình xe con đạt 70%, xe khác là 80% thì kim ngạch nhập khẩu năm 2025 khoảng 5 tỷ USD và năm 2030 là 9 tỷ USD.
Để được hưởng lợi từ xu thế motorization tất yếu nói trên, Việt Nam cần phải nâng cao thị phần của xe sản xuất trong nước với tỉ lệ nội địa hóa cao. Hay nói một cách khác, nếu không có ngành công nghiệp ô tô trong nước thì về lâu dài, Nhà nước cần giải bài toán cân bằng ngoại tệ để đảm bảo lượng ngoại tệ khá lớn để nhập khẩu ô tô và phụ tùng thay thế trong tương lai.
Góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội, chuyển giao công nghệ, củng cố an ninh, quốc phòng
Đóng góp của công nghiệp ô tô cho sự phát triển của cả ngành công nghiệp, cho nền kinh tế và xã hội là những thực tế hiển nhiên được thừa nhận ở hầu hết các quốc gia có công nghiệp ô tô phát triển. Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô là cơ hội thu hút nguồn vốn, kỹ thuật và công nghệ sản xuất tiên tiến cũng như kinh nghiệm kinh doanh và quản lý hiện đại của các quốc gia công nghiệp phát triển, cơ hội việc làm cho hàng trăm nghìn lao động với trình độ tay nghề cao, ý thức chấp hành kỷ luật lao động công nghiệp tốt.
Tại Việt Nam, tuy công nghiệp ô tô mới đang ở giai đoạn đầu, nhưng cũng đã có những đóng góp có ý nghĩa cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Cụ thể, công nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam đã đóng góp cho ngân sách thông qua các loại thuế hàng tỷ USD và tạo việc làm cho hàng trăm ngàn lao động trực tiếp. Qua đó, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, yếu tố vô cùng quan trọng đối với Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đó là chưa kể các đóng góp về thuế và việc làm do hệ thống đại lý và các nhà cung cấp của các doanh nghiệp sản xuất trong ngành mang lại.
Việc duy trì sản xuất ô tô thành công tại Việt Nam cũng tiếp tục duy trì cơ hội cho việc chuyển giao dần dần các công nghệ đa dạng, liên quan đến công nghiệp ô tô (công nghệ chế tạo cơ khí, công nghệ tin học tự động hóa, công nghệ vật liệu, kỹ năng quản lý và tối ưu hóa sản xuất, v.v…).
Mặt khác, nhu cầu đóng mới, sửa chữa các phương tiện phục vụ cho an ninh, quốc phòng với số lượng khá lớn và đòi hỏi công nghệ, kỹ thuật ngày càng cao, nên chỉ có ngành công nghiệp ô tô phát triển mới có thể đáp ứng được các nhu cầu trên.