Theo thống kê, năm 2019 dân số tỉnh Ninh Bình là 1,12 triệu người, đây sẽ là nguồn cung cấp lực lượng lao động dồi dào cho các KCN trên địa bàn tỉnh và KCN Khánh Phú.
Theo thống kê, năm 2019 dân số tỉnh Ninh Bình là 1,12 triệu người, đây sẽ là nguồn cung cấp lực lượng lao động dồi dào cho các KCN trên địa bàn tỉnh và KCN Khánh Phú.
Chi phí đầu tư(căn cứ Quyết Định Số: 28/2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh Ninh Bình)
Với đặc điểm vị trí địa lý và giao thông tương đối thuận lợi, cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ và hiện đại, chính sách thu hút đầu tư của tỉnh có nhiều ưu đãi hấp dẫn, KCN Khánh Phú đã thu hút được nhiều nhà đầu tư uy tín trong và ngoài nước tham gia,đặc biệt là các nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Mĩ, Đài Loan... điển hình như:
Dự án có quy mô lớn nhất là Nhà máy đạm Ninh Bình của Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam có số vốn đăng ký đầu tư trên 10.670 tỷ đồng, được xây dựng trên diện tích hơn 53ha tại khu công nghiệp Khánh Phú ở huyện Yên Khánh;
Công ty TNHH may Nien Hsing Ninh Bình:May quần bò 24 triệu sp/năm; Công ty TNHH ACE Glove Trading: Sản xuất găng tay cao su, găng tay từ chất liệu sợi bông với 45 triệu sp/năm…
Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp:
Về lĩnh vực ưu đãi đầu tư(Quyết định số 904/QĐ-UBND tỉnh Ninh Bình về lĩnh vực ưu đãi đầu tư)
Ưu đãi về hạ tầng kỹ thuật (căn cứ theo Quyết Định số 28/2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh Ninh Bình)
Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh là cơ quan đầu mối giải quyết các thủ tục hành chính cho nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư vào các khu công nghiệp về: Cấp đăng ký kinh doanh; giao đất, cho thuê đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; cấp giấy chứng nhận đầu tư; giấy phép thành lập văn phòng đại diện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; cấp giấy phép xây dựng công trình; giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và sổ lao động cho người Việt nam làm việc tại Ninh Bình; chứng chỉ hàng hóa; phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cực nam của Đồng bằng sông Hồng, cách thủ đô Hà Nội hơn 90km về phía Nam, nằm trên tuyến giao thông huyết mạch Bắc - Nam. Với lợi thế gần thủ đô và vùng trung tâm kinh tế phía Bắc, Ninh Bình có vị trí địa lý và giao thông tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đối với các ngành nghề công nghiệp nói riêng. Hiện nay, Ninh Bình có 7 khu công nghiệp, với tổng diện tích là 1.472 ha, bao gồm: khu công nghiệp Gián Khẩu, khu công nghiệp Khánh phú, khu công nghiệp Tam Điệp I, khu công nghiệp Tam Điệp II, khu công nghiệp Phúc Sơn, khu công nghiệp Khánh Cư và khu công nghiệp Kim Sơn.
Trong đó, Khu công nghiệp Khánh Phú được thành lập năm 2004 (tại Quyết định số 1687/QĐ-UB ngày 20/7/2004 của UBND tỉnh Ninh Bình), quy mô diện tích là 351 ha (theo văn bản số 1499/TTg-KTN ngày 18/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ); KCN nằm trên địa phận 2 xã Khánh Phú (huyện Yên Khánh) và Ninh Phúc (thành phố Ninh Bình)
Chủ đầu tư khu công nghiệp Khánh Phú là: Công ty Phát triển hạ tầng khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng của khu công nghiệp đã cơ bản được đầu tư hoàn thiện. Vì vậy, khu công nghiệp Khánh Phú đang rất thu hút các nhà đầu tư sản xuất công nghiệp trong và ngoài nước đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ,...,
Ngành nghề thu hút đầu tư: Khu công nghiệp Khánh Phú là khu công nghiệp đa ngành, thu hút các ngành nghề như sản xuất phân đạm; cơ khí; sản xuất thiết bị phụ trợ ngành xi măng, ô tô; sản xuất sản phẩm may mặc; sản xuất vật liệu cao cấp; cảng khô ICD, kho bãi…
Khu công nghiệp Khánh Phú có vị trí địa lý và giao thông thuận lợi tương đối thuận lợi cho phát triển công nghiệp:
Nhà máy cấp nước sạch Thành Nam có công suất 20000m3/ngày đêm phục vụ đầy đủ nhu cầu sử dụng trong KCN.
Thoát nước: Hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn gồm có hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thoát nước thải.
Ngoài việc xây dựng hạ tầng chất lượng cao, KCN Khánh Phú còn cung cấp hàng loạt các dịch vụ tiện ích khác bao gồm: Dịch vụ an ninh 24/7, phòng cháy chữa cháy, kho vận, bảo trì bảo dưỡng, xây dựng nhà xưởng, ngân hàng,...