NGÀY 01: ĐÀ NẴNG – HÀ GIANG (ĂN: TRƯA, TỐI)
NGÀY 01: ĐÀ NẴNG – HÀ GIANG (ĂN: TRƯA, TỐI)
SMILE TRAVEL CHÚC QUÝ KHÁCH CHUYẾN DU LỊCH CAO BẰNG – BẮC KẠN NHIỀU NIỀM VUI!
Bảng kí hiệu đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn – Cao Bằng
Đường Trần Nguyên Hãn và tại Phổ Yên và đường Ba tháng Hai tại Sông Công (Thái Nguyên) Tân Lập, Thái Nguyên
Đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn – Cao Bằng (ký hiệu toàn tuyến là CT.07)[1], tên chính thức trên các văn bản của cơ quan nhà nước là Quốc lộ 3 mới, là một đoạn đường cao tốc thuộc hệ thống đường cao tốc Việt Nam tại miền Bắc Việt Nam.
Tuyến đường đi qua địa bàn bốn tỉnh thành là Hà Nội (25 km), Thái Nguyên (64 km), Bắc Kạn (99 km), Cao Bằng (30 km) và một đoạn ngắn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (9 km). Điểm đầu của tuyến cao tốc này là Km 152+400 Quốc lộ 1 mới thuộc địa phận xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Điểm cuối là quốc lộ 3A thuộc địa phận xã Thanh Thịnh, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. Cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn – Cao Bằng giao với Quốc lộ 18 tại địa bàn huyện Yên Phong (Bắc Ninh) và đi song song với đường sắt, quốc lộ 3A hiện nay ở phía Đông rồi nối với thành phố Thái Nguyên tại km 61+300.
Đường cao tốc này từng được quy hoạch từ năm 2015 đến 2021 với điểm cuối của tuyến chỉ đến Bắc Kạn.
Đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn – Cao Bằng có mặt đường rộng 34,5m và dài 227 km. Đoạn Hà Nội – Thái Nguyên có quy mô 4 làn xe và 2 làn dừng khẩn cấp với phân đoạn Ninh Hiệp – Sóc Sơn và Thịnh Đán – Tân Long, tốc độ thiết kế 100 km/h; riêng với phân đoạn Sóc Sơn – Thịnh Đán được thiết kế 4 làn xe, phần lề đường được mở rộng 1,5m, bố trí điểm dừng khẩn cấp cách nhau 4–5 km/1 điểm, tốc độ tối đa 90 km/h.
Trên tuyến có 6 nút giao thông (giao Quốc lộ 1, giao Quốc lộ 18, Sóc Sơn, Yên Bình (Km 41 + 800, Phổ Yên), Sông Công (Km 53 + 000), Tân Lập), trong đó có 3 nút giao khác mức và 29 cầu (có 17 cầu lớn).
Tổng mức đầu tư dự án (đoạn Hà Nội – Thái Nguyên) là 10.000 tỷ đồng[2][3]. Tuyến đường được thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khởi công vào ngày 24 tháng 11 năm 2009.[2] Ngày 18 tháng 1 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chính thức cắt băng khánh thành và thông xe toàn bộ tuyến cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên và từ tháng 12 năm 2016, thông xe tiếp đoạn Thái Nguyên – Chợ Mới giai đoạn 1.[4] Đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên giúp giảm tải cho Quốc lộ 3 cũ, tuyến đường cũng có ý nghĩa rất lớn để phát triển kinh tế cho các tỉnh vùng núi phía Bắc.
Ban Quản lý Dự án 2 đã trình Bộ GTVT phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Chợ Mới – Bắc Kạn vào ngày 18 tháng 1 năm 2024.[5] Theo phương án đề xuất, dự án sẽ được đầu tư với tổng chiều dài gần 29 km với quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh, bề rộng nền đường 22m, bề rộng mặt đường 20,5m, tốc độ thiết kế 80km/h. Riêng một số đoạn thuận lợi thiết kế hình học sẽ có tốc độ thiết kế 100km/h. Với phương án trên, sơ bộ tổng mức đầu tư đề nghị điều chỉnh là 5.750 tỷ đồng. Trong đó, chi phí xây dựng khoảng 4.146 tỷ đồng; chi phí tư vấn, quản lý dự án, khác khoảng hơn 400 tỷ đồng; chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 490 tỷ đồng; chi phí dự phòng khoảng 700 tỷ đồng.