Những Thành Tựu Văn Hóa Chủ Yếu Của Trung Quốc

Những Thành Tựu Văn Hóa Chủ Yếu Của Trung Quốc

+ Có những hiểu biết chính xác hơn về Trái Đất và Hệ mặt trời, sáng tạo ra lịch dương rất gần với hiểu biết ngày nay.

+ Có những hiểu biết chính xác hơn về Trái Đất và Hệ mặt trời, sáng tạo ra lịch dương rất gần với hiểu biết ngày nay.

Điều kiện tự nhiên của Hy Lạp và La Mã:

Hy Lạp và La Mã – hai nền văn minh vĩ đại của thế giới cổ đại – được hình thành và phát triển trong những điều kiện tự nhiên khác nhau, ảnh hưởng đến văn hóa, chính trị và sự phát triển của họ.

+ Địa hình đa dạng: Hy Lạp nằm ở vùng Đông Nam châu Âu, có địa hình đa dạng với núi non, đồng bằng và bờ biển dài. Điều này đã tạo ra sự đa dạng về nguồn tài nguyên và môi trường sống.

+ Khí hậu ôn hòa: Khí hậu ở Hy Lạp có mùa hè nóng ẩm và mùa đông ấm áp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc canh tác và thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp.

– Địa vị Địa lý: Vị trí chiến lược: Với vị trí chiến lược giữa các tuyến đường thương mại và giao thông quan trọng, Hy Lạp trở thành trung tâm giao thương và trao đổi văn hóa giữa phương Đông và phương Tây.

– Nguồn tài nguyên: Đất đai và Biển cả: Đất đai phong phú và đa dạng, cùng với bờ biển dài, tạo điều kiện cho việc canh tác, đánh bắt cá, và phát triển thương mại với các quốc gia láng giềng.

+ Địa hình và Sông ngòi: La Mã nằm ở vùng Trung Địa Trung Hải, có địa hình phẳng và sông ngòi giúp dễ dàng giao thông và canh tác.

+ Khí hậu ôn hòa: Khí hậu ấm áp, mùa hè nóng và mùa đông ấm tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp và phát triển kinh tế.

– Vị trí Chiến lược: Điểm Giao thoa Văn hóa: La Mã nằm ở vùng giao thoa của các nền văn minh cổ đại như Hy Lạp, Ai Cập và Phoenicia, tạo điều kiện cho việc học hỏi và trao đổi văn hóa.

– Nguồn tài nguyên: Đất đai và Thành phố lớn: Đất đai màu mỡ, kết hợp với thành phố lớn như Rome và Carthage, cung cấp nguồn lực lớn cho sự phát triển kinh tế, nông nghiệp và thương mại.

Dù có những điểm chung như khí hậu ôn hòa và vị trí địa lý chiến lược, Hy Lạp và La Mã vẫn có điều kiện tự nhiên khác biệt. Điều này đã ảnh hưởng đến sự phát triển của họ trong nông nghiệp, thương mại và văn hóa, cùng với ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển văn minh của họ.

Hàn Quốc là một quốc gia rất chú trọng phát triển kinh tế số và trở thành một trong những nước đi đầu trong lĩnh vực kinh tế số trên thế giới. Thành tựu phát triển kinh tế số Hàn Quốc thể hiện trên những khía cạnh chính sau:

Thứ nhất, chú trọng xây dựng Chính phủ điện tử. Hàn Quốc chú trọng xây dựng chính phủ điện tử nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi nền kinh tế số hóa. Những nỗ lực đầu tiên trong xây dựng Chính phủ điện tử Hàn Quốc được tiến hành vào cuối những năm 1980 bằng việc thực hiện dự án Hệ thống thông tin cơ bản quốc gia (NBIS - National Basic Information System), trong đó tập trung vào việc triển khai các ứng dụng CNTT trên toàn quốc.

Hàn Quốc rất thành công trong việc xây dựng Chính phủ điện tử và luôn nằm trong nhóm 10 nước phát triển nhất về Chính phủ điện tử. Hàn Quốc triển khai chính phủ điện tử rất bài bản ngay từ đầu, từ việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng Chính phủ điện tử. Chính phủ thiết kế nhiều chương trình hỗ trợ phát triển 3 yếu tố cơ bản của Chính phủ điện tử là: công nghệ, nguồn nhân lực và các tiêu chuẩn Chính phủ điện tử. Tập trung triển khai các ứng dụng CNTT trên toàn quốc. Các sáng kiến xây dựng chính phủ điện tử tập trung vào đổi mới 3 mảng dịch vụ chính bao gồm: Một là, đổi mới các dịch vụ công G2C (Government to Citizen-Chính phủ với công dân). Các dịch vụ hành chính công của Chính phủ Hàn Quốc đã được đưa lên mạng internet, tạo cho người dân thói quen làm việc theo cơ chế “một cửa” và phong cách làm việc không giấy tờ. Hai là, đổi mới các dịch vụ kinh doanh G2B (Government to Business- chính phủ với doanh nghiệp): G2B là hình thức tương tác trực tuyến không mang tính thương mại giữa chính quyền địa phương và trung ương với các doanh nghiệp thương mại. Hình thức giao dịch điển hình đó là: cung cấp các thông tin về luật, quy chế, chính sách và các dịch vụ hành chính công trực tuyến cho doanh nghiệp chủ yếu thông qua Internet. Ba là, đổi mới cách làm việc của Chính phủ G2G (Government to Government). G2G cho phép liên lạc trực tuyến và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan chính phủ thông qua hệ thống dữ liệu thống nhất. Năm 2001, Hàn Quốc phát triển các dịch vụ G2B và G2G, bao gồm: Hệ thống thủ tục điện tử và hệ thống hỗ trợ chính sách cá nhân; Hệ thống thông tin tài chính quốc gia và hệ thống thông tin hành chính địa phương; Hệ thống hỗ trợ trao đổi tài liệu điện tử (e-Document Exchange), Chữ ký điện tử (e-Seal System) và hệ thống máy tính kết nối, từ đó hình thành mối quan hệ mật thiết giữa chính phủ với doanh nghiệp và chính phủ với chính phủ, góp phần đáng kể vào hiện thực hoá chương trình Chính phủ điện tử Hàn Quốc.

Thứ hai, chính sách phổ cập Internet. Để phát triển kinh tế số, Hàn Quốc chủ động thực hiện chính sách phổ cập Internet cho người dân. Tỷ lệ số hộ gia đình Hàn Quốc kết nối mạng internet đạt 99,2% (2020), đứng đầu trong số 175 quốc gia thuộc Liên minh viễn thông quốc tế (ITU - International telecommunications Union). Thành công trong phổ cập internet tốc độ cao ở Hàn Quốc là nhờ có 5 yếu tố chính gắn kết với nhau, bao gồm: Một là, quy hoạch kịp thời và triển khai mạnh mẽ của chính phủ; Hai là, tạo dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh; Ba là, mật dộ dân cư đô thị đông; Bốn là, tăng trưởng mạnh của khu vực tư nhân; Năm là, đặc điểm văn hoá đặc thù của Hàn Quốc. Văn hóa Hàn Quốc tập trung vào tầm quan trọng của đạo đức và tính kiên trì, khi đã đặt mục tiêu phát triển công nghệ thì người Hàn Quốc không lùi bước.

Thứ ba, phát triển thương mại điện tử. Thương mại điện tử được áp dụng mạnh mẽ tại Hàn Quốc, chiếm trên 40% tất cả các giao dịch thương mại. Hàn Quốc sử dụng ngân hàng điện tử (E-banking) năm 1999 và ngay từ 2010 đã có 42,3% người dùng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử. Sự bùng nổ của thương mại điện tử được thúc đẩy bởi mức độ phổ cập Internet băng thông rộng đã được phát triển và chấp nhận rộng rãi. Hàn Quốc quy định cho phép sử dụng chữ ký trực tuyến trong thương mại điện tử với đầy đủ tư cách pháp lý như chữ ký tươi trên văn bản giấy tờ. Quy định này cho phép chữ ký điện tử được sử dụng làm bằng chứng trong các vấn đề pháp lý. Để tăng cường an ninh trong thương mại điện tử, Chính phủ cũng đã phát triển các quy định liên quan đến bảo vệ thông tin cá nhân và hướng dẫn khu vực tư nhân sử dụng công nghệ mã hóa.

Qui mô thị trường thương mại điện tử Hàn Quốc đứng thứ 7 thế giới và thứ 3 ở châu Á. Các website bán hàng trực tuyến ở Hàn Quốc chiếm 42%/tổng doanh số bán lẻ của các nước và ngày càng gia tăng. Trong đó 70% khách hàng mua sắm trực tuyến thực hiện giao dịch qua máy tính, hơn 25% giao dịch qua smartphone và khoảng 2% thông qua máy tính bảng. Trong đó, khoảng 34% người Hàn Quốc sử dụng dịch vụ cổng thanh toán trực tuyến và 29% sử dụng thanh toán qua ngân hàng.

Thứ tư, giải trí điện tử. Giải trí điện tử cũng góp phần thúc đẩy chính sách phát triển kinh tế số của Hàn Quốc. Thị trường game online tại Hàn Quốc có hơn 15 triệu người đăng ký chơi. Một số lượng lớn các trò chơi được thiết kế trong thế giới tưởng tượng với nhiều người chơi trực tuyến. Sự phổ biến các cổng chơi game như Netmarble, Hangame và Pmang mang về doanh thu lớn và ước tính có khoảng 10 triệu người Hàn Quốc chơi game qua các cổng này mỗi tháng. Phần lớn các trò chơi trực tuyến cho phép chơi miễn phí và lợi nhuận tạo ra thông qua việc bán các mặt hàng ảo. Các công ty game trực tuyến hàng đầu là NHN, Nexon, NCsoft, Neowiz và CJ Internet.

PGS.TS. Vũ Hà, Phương Dung - Viện Đào tạo sau đại học