Hợp Đồng Đưa Người Lao Động Đi Nước Ngoài

Hợp Đồng Đưa Người Lao Động Đi Nước Ngoài

Theo quy định của pháp luật hiện hành, trước khi đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động và người lao động phải ký hợp đồng đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài. Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài phải đảm bảo có những nội dung tối thiểu theo quy định của pháp luật hiện hành. Đối chiếu với các quy định tại Thông tư sồ 22/2013/TT-BLĐTBXH cùng các văn bản pháp luật có liên quan, Luật Thành Đô trân trọng giới thiệu đến Quý khách hàng Mẫu Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, trước khi đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động và người lao động phải ký hợp đồng đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài. Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài phải đảm bảo có những nội dung tối thiểu theo quy định của pháp luật hiện hành. Đối chiếu với các quy định tại Thông tư sồ 22/2013/TT-BLĐTBXH cùng các văn bản pháp luật có liên quan, Luật Thành Đô trân trọng giới thiệu đến Quý khách hàng Mẫu Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Quyền của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

- Được cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; chính sách, pháp luật và phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động có liên quan đến người lao động; quyền, nghĩa vụ của các bên khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện quyền, nghĩa vụ và hưởng lợi ích trong hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề;

- Hưởng tiền lương, tiền công, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn lao động và quyền lợi, chế độ khác theo hợp đồng lao động; chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập, tài sản hợp pháp khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;

- Được bảo hộ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận lao động, pháp luật và thông lệ quốc tế;

- Đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài;

- Hưởng chính sách hỗ trợ về lao động, việc làm và quyền lợi từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật;

- Không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc thuế thu nhập cá nhân hai lần ở Việt Nam và ở nước tiếp nhận lao động nếu Việt Nam và nước đó đã ký hiệp định về bảo hiểm xã hội hoặc hiệp định tránh đánh thuế hai lần;

- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Được tư vấn và hỗ trợ tạo việc làm, khởi nghiệp sau khi về nước và tiếp cận dịch vụ tư vấn tâm lý xã hội tự nguyện.

Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có những nội dung gì?

Theo Điều 14 Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH thì Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký giữa người lao động và tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài phải phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước, vùng lãnh thổ mà người lao động đến làm việc và có những nội dung sau đây:

- Thời hạn làm việc; ngành, nghề công việc phải làm; nước, vùng lãnh thổ người lao động đến làm việc, địa điểm làm việc; giáo dục định hướng trước khi đi làm việc;

- Điều kiện, môi trường làm việc; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; an toàn, vệ sinh lao động;

- Tiền lương và tiền thưởng (nếu có), tiền làm thêm giờ, các khoản khấu trừ từ lương (nếu có);

- Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở tới nơi làm việc; trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại; chế độ khám bệnh, chữa bệnh và quyền lợi, chế độ khác (nếu có);

- Quyền lợi, chế độ của người lao động trong trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và chế độ khác; việc bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng;

- Cơ chế, thủ tục và pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp; thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Mẫu Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài năm 2024? (Hình từ Internet)

Nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

- Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;

- Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam; tôn trọng phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động; đoàn kết với người lao động tại nước tiếp nhận lao động;

- Hoàn thành khóa học giáo dục định hướng trước khi đi làm việc ở nước ngoài;

- Nộp tiền dịch vụ, thực hiện ký quỹ theo quy định của Luật này;

- Làm việc đúng nơi quy định; chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân thủ sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động ở nước ngoài theo hợp đồng lao động;

- Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;

- Về nước đúng thời hạn sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề; thông báo với cơ quan đăng ký cư trú nơi trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc nơi ở mới sau khi về nước theo quy định của Luật Cư trú trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh;

- Nộp thuế, tham gia bảo hiểm xã hội, hình thức bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;

- Đóng góp vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.

Tập trung đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Cập nhật ngày: 18/12/2023 10:12:28

ĐTO - Thời gian qua, Đồng Tháp tập trung nhiều giải pháp trong công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Với thị trường lao động rộng mở, mức thu nhập và điều kiện lao động tốt như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... giúp người lao động có thu nhập cao hơn, tăng tích lũy, cải thiện đời sống.

Nhờ thực hiện theo chủ trương đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, nhiều gia đình trên địa bàn huyện Lấp Vò có cuộc sống ổn định

Thời gian qua, huyện Lấp Vò đẩy mạnh triển khai nhiều giải nâng cao tỷ lệ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động. Theo đó, các ngành, các cấp trên địa bàn huyện chủ động tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt nhằm quán triệt những nội dung cơ bản trong công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Đồng thời triển khai tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức, kết hợp thực hiện các chủ trương, chính sách phù hợp của tỉnh tác động đến gia đình, người lao động có nhu cầu, điều kiện đi làm việc ở nước ngoài. Đây được xem là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược giảm nghèo bền vững của huyện.

Đồng thời, huyện cũng phân công, giao nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể cho các đoàn thể, Ban nhân dân khóm, ấp và từng thành viên trong Ban Chỉ đạo cấp xã và Tổ tư vấn. Định kỳ hàng tháng, Tổ tư vấn tổ chức họp giao ban báo cáo kết quả tìm kiếm đối tượng có nhu cầu về việc làm và đi xuất khẩu lao động để phân công vận động, phân tích những khó khăn trong quá trình tiếp xúc gia đình, người lao động đề xuất Ban Chỉ đạo xã giải pháp tháo gỡ...

Theo Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động huyện Lấp Vò từ năm 2022 đến nay, địa phương đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 342 người. Trong năm 2023, toàn huyện có 209 lao động xuất cảnh, đạt 119,4% chỉ tiêu được giao.

Đến thăm nhà cô Phạm Thị Ước (SN 1968, ngụ ấp Vĩnh Bình B, xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò) - gia đình có 3 người con đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Theo đó,  năm 2018, gia đình cô Ước ủng hộ người con lớn là Nguyễn Thị Ngân An (SN 1998) đăng ký đi lao động ở Nhật Bản. Với công việc làm cơm hộp cho một công ty ở Nhật Bản, Ngân An có thu nhập hơn 20 triệu đồng/tháng. Nhận thấy công việc tại Nhật Bản có thu nhập cao, ổn định nên gia đình cô tiếp tục động viên 2 người con kế tiếp là Nguyễn Hồng Lạc (SN 1999) và Nguyễn Thị Hiền (SN 2000) tham gia đi làm việc tại Nhật Bản. Hiện tại, gia đình cô Ước có 3 người con tham gia đi làm việc tại Nhật Bản. Hàng tháng, 3 người con của cô đều gửi tiền về phụ giúp gia đình.

Cô Ước chia sẻ: “Nhờ đi lao động ở nước ngoài mà các con tôi có việc làm, được học tập nhiều kiến thức, kinh nghiệm bổ ích làm hành trang cho mình để lập nghiệp. Qua đó, giúp gia đình tôi tích cóp được tiền để chỉnh trang mái ấm và có cuộc sống ổn định hơn. Tôi rất mừng”.

Còn tại huyện Lai Vung, thời gian qua, huyện tập trung thực hiện công tác tuyên truyền, vận động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong năm 2023, toàn huyện có 283 chỉ tiêu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đạt 176,87% tỉnh giao.

Anh Lê Hoàng Tú - ngụ xã Long Thắng, huyện Lai Vung lựa chọn con đường đi lao động ở Đài Loan. Sau khi lập gia đình, anh và vợ tiếp tục làm việc ở thị trường này. 6 năm ở nước bạn, năm 2020, vợ chồng anh Tú trở về địa phương cùng nguồn vốn tích lũy để chăn nuôi bò, phát triển thêm vườn thanh long. Bên cạnh thu nhập ổn định, điều mà vợ chồng anh tâm đắc là sự học hỏi, vận dụng những kinh nghiệm từ môi trường làm việc ở nước ngoài.

Anh Tú cho biết: “Được địa phương tuyên truyền, vận động nên tôi tham dự buổi phỏng vấn tuyển chọn lao động đi làm việc tại Đài Loan. Sang Đài Loan, tôi chủ yếu là sản xuất gậy đánh golf. Với tác phong công nghiệp và tinh thần hỗ trợ lẫn nhau từ nước bạn nên khi trở về nước vẫn giữ tinh thần đó trong công việc rồi và hỗ trợ mọi người cùng phát triển kinh tế”.

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, trong năm 2022, toàn tỉnh có 1.779 lao động được xuất cảnh sang nước ngoài làm việc, đạt 118% so với kế hoạch. Thị trường được người dân sang lao động, làm việc nhiều nhất là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… ở các lĩnh vực về nông nghiệp, chế biến thực phẩm, điều dưỡng, trang trí nội thất, cơ khí, công nghệ ô tô,  điện tử… Ước tính tổng nguồn thu nhập bình quân của các lao động gửi về gia đình mỗi năm trên 1.500 tỉ đồng. Năm 2023, Đồng Tháp nỗ lực đưa từ 1.500 lao động trở lên đi làm việc ở nước ngoài nhằm góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho bà con nông thôn. Đến nay, toàn tỉnh có 37.134/30.000 lao động được giải quyết việc làm đạt 123,7% so với chỉ tiêu kế hoạch năm, trong đó có 1.846 lao động xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đạt 123%.

Thời gian qua, tỉnh xác định, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm vừa giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, vừa đem ngoại tệ về địa phương, góp phần giảm nghèo bền vững và thúc đẩy kinh tế - xã hội tỉnh nhà phát triển. Bên cạnh đó, cũng nhằm đào tạo nguồn lao động có trình độ kỹ năng tay nghề cao, có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, biết ngoại ngữ, có sức khỏe… Tiếp tục định hướng đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành nghị quyết, công văn chỉ đạo các sở ngành, huyện, thành phố tập trung quyết liệt, xem đây là nhiệm vụ chính của từng địa phương…

Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, đồng thời  góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hội nhập quốc tế, xóa đói giảm nghèo... Lai Châu là tỉnh biên giới còn nhiều khó khăn, dân số trên 47 vạn người, trong đó độ tuổi lao động từ 18-40 tuổi là 187.079 người, chiếm 61,5% tổng số người trong độ tuổi lao động. Trong những năm qua, Tỉnh ủy, cấp ủy các cấp, chính quyền các địa phương luôn quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Các cơ quan chức năng đã chủ động tham mưu, hỗ trợ người lao động trong việc hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ xuất cảnh đảm bảo đúng quy định; Ngân hàng chính sách xã hội từ tỉnh tới  huyện đã hướng dẫn, tạo điều kiện để người lao động được vay vốn đi lao động ở nước ngoài với lãi xuất ưu đãi theo quy định. Nhằm cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về việc đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài, ngay từ đầu năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định số 118/QĐ-UBND tỉnh, ngày 27/01/2023 về việc thành lập tổ công tác đưa người lao động tỉnh Lai Châu đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Đồng thời phối hợp với Sở Ngoại vụ chủ động tham mưu UBND tỉnh trong việc kết nối với các thị trường có nhu cầu lao động cao như: Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippin, UEA...    Sau khi có ký kết thỏa thuận với Hàn Quốc về các nội dung “Lựa chọn lao động độ tuổi từ 25 - 50 tuổi; công dân đã cư trú hợp pháp trên địa bàn tỉnh Lai Châu từ 12 tháng trở lên; có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không có tiền án và không thuộc diện bị cấm xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật; đủ sức khỏe để đi làm việc ở nước ngoài. Người lao động không có hình xăm, không mắc bệnh lao...”. Quý I/2023, tỉnh Lai Châu đã thực hiện xuất, nhập cảnh cho 34 người lao động sang thành phố Mugyeong, tỉnh Gyeongsangbuk, Hàn Quốc làm việc trong thời gian 5 tháng với mức lương tối thiểu là 2.010.580 won/tháng (tương đương 38 triệu đồng/tháng); ngoài ra người lao động sẽ được trả lương làm thêm giờ là 150%; các lao động của tỉnh trong thời gian làm việc tại Hàn Quốc nghiêm túc chấp hành các quy định của nước sở tại; đến nay, tất cả các lao động đã hết thời hạn hợp đồng lao động và được Hàn Quốc gia hạn thêm thời gian để tiếp tục làm việc.  Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh còn gặp khó khăn là do trình độ văn hóa, nhận thức và ý thức kỷ luật của người lao động chưa cao; một số đồng bào dân tộc không muốn con, em đi làm xa; mức chi phí cho một lao động đi xuất khẩu còn cao; tiền công của một số thị trường chưa đủ sức hấp dẫn người lao động. Một số thị trường có thu nhập cao lại đòi hỏi trình độ tay nghề cao, phần lớn người lao động của tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường này. Thủ tục làm hồ sơ cho một lao động xuất khẩu rườm rà, nhiều khâu, mất nhiều thời gian. Công tác vay vốn cho người lao động gặp nhiều khó khăn cũng ảnh hưởng lớn đến việc hoàn thành chỉ tiêu xuất khẩu lao động hàng năm. Với sự vào cuộc tích cực của hệ thống chính trị, thực tế cho thấy, mặc dù là tỉnh vùng cao, biên giới còn nhiều khó khăn; song nhận thức của nhân dân, người lao động về đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày càng được nâng lên, người lao động đã chủ động tham gia; nhất là lao động ở các huyện nghèo, người dân tộc thiểu số. Thực tiễn cho thấy, người lao động đi làm việc ở nước ngoài có thu nhập tương đối ổn định, cao hơn so với việc làm cùng ngành nghề và trình độ ở trong nước, chẳng hạn tại thị trường Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản,... thu nhập từ 30 - 38 triệu đồng/người/tháng. Tính đến hết quý III/2023, Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh đã phối hợp với các công ty, doanh nghiệp và các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền, tư vấn cho 10.767 người,  tăng 1,43 lần so với cùng kỳ năm 2022. Hướng nghiệp, giới thiệu việc làm có 1.135 lao động đăng kí làm thủ tục và khám sức khỏe cho 246 lao động. Đưa được 254/150 lao động đạt 169% chỉ tiêu được giao trong năm 2023, trong đó: thị trường Đài Loan 76 lao động, thị trường Nhật Bản 115 lao động, thị trường Hàn Quốc 50 lao động, thị trường Nga 04 lao động, thị trường UAE 02 lao động, thị trường Philippin 02 lao động, thị trường Singapore 01 lao động, thị trường Arapxeut 02 lao động, thị trường Algeri 02 lao động. Để công tác xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh tiếp tục có những thành quả, thời gian tới, tỉnh Lai Châu cần tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức, năng lực, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền cơ sở; phát huy vai trò trách nhiệm của tổ công tác chỉ đạo đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (Quyết định số 118/QĐ-UBND tỉnh, ngày 27/01/2023 của UBND tỉnh); tiếp tục đẩy mạnh công tác tư vấn trực tiếp đến người lao động về thông tin và các thị trường lao động trong, ngoài nước; phối hợp với các công ty xuất khẩu lao động lựa chọn những đơn đặt hàng phù hợp để tư vấn cho người lao động; thông tin rộng rãi, tuyển chọn được nguồn lao động dồi dào để chuẩn bị cho những đợt xuất khẩu lao động tiếp theo và ở nhiều quốc gia khác nhau. Tập trung tư vấn, tuyển chọn lao động là những người có thân nhân đã từng đi nước ngoài, ưu tiên khu vực thuộc diện di dân tái định cư các công trình thủy điện, các gia đình có cả vợ, chồng cùng mong muốn đi xuất khẩu lao động. Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh tiếp tục phối hợp với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố tổ chức các buổi tuyên truyền, phổ biến chính sách việc làm, các phiên giao dịch việc làm tại các huyện, thành phố tới nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Với phương châm tuyên truyền, tư vấn “mưa dầm thấm lâu” giúp người dân có những thay đổi trong nhận thức và hiểu kỹ hơn về công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Cùng với đó, công tác dạy nghề phải gắn với giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động, coi đây là một nguồn động lực quan trọng, góp phần tăng thu nhập cho người lao động, nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi địa phương, sớm hiện thực hóa mục tiêu đưa Lai Châu trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc./.

Hiện nay mẫu hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là mẫu nào? Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài gồm những nội dung gì và người lao động sẽ có những quyền và nghĩa vụ nào?