Học Gdcd Để Làm Nghề Gì

Học Gdcd Để Làm Nghề Gì

40 tuổi nên học nghề gì là trăn trở của không ít người khi gặp khó khăn trong công việc ở hiện tại. Sau đây những ngành nghề phù hợp với người trung niên.

40 tuổi nên học nghề gì là trăn trở của không ít người khi gặp khó khăn trong công việc ở hiện tại. Sau đây những ngành nghề phù hợp với người trung niên.

Không học đại học sau này có thành công được không?

Câu trả lời là có. Trên thực tế, có rất nhiều người thành công trong cuộc sống mà không cần học đại học. Họ có thể thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ nghệ thuật, giải trí, kinh doanh, cho đến các nghề nghiệp chuyên môn như y học, luật sư, kỹ sư, v.v...

Điển hình như Steve Jobs - người sáng lập ra tập đoàn Apple, Bill Gates - người sáng lập ra Microsoft hay Mark Zuckerberg - người sáng lập ra Facebook, đều là những tỷ phú thành đạt mà không cần phải tốn thời gian và tiền bạc để học đại học. Thậm chí, có những người đã từ bỏ việc học đại học để tập trung vào sự nghiệp của mình và vẫn đạt được thành công rực rỡ.

Vậy, điều gì quyết định đến sự thành công của họ? Đó là những yếu tố khác như tài năng, kỹ năng, kinh nghiệm, thái độ và sự nỗ lực không ngừng nghỉ. Học đại học chỉ là một trong những yếu tố quan trọng, nhưng không phải là yếu tố duy nhất để đạt được thành công.

Cách chọn các trường nghề uy tín

Sau khi đọc, tìm hiểu gợi ý học ngành gì để ra trường có việc làm, học nghề gì để ra trường có việc làm luôn, chắc hẳn các em đã tìm được ngành học phù hợp với sở thích, năng lực và nhu cầu của xã hội rồi đúng không? Lúc này, một việc quan trọng không kém mà các em cần để tâm chính là lựa chọn trường học nghề.

Hiện tại, có rất nhiều trường, trung tâm dạy nghề trên toàn quốc. Tuy nhiên, trường, trung tâm dạy nghề uy tín, học phí theo học rẻ thì không nhiều. Để có thể tìm được trường học nghề chất lượng, các em cần quan tâm đến các vấn đề sau:

· Truy cập trang thông tin tuyển sinh của Tổng cục giáo dục nghề nghiệp

http://tuyensinh.gdnn.gov.vn/chon-truong

Tại đây, bạn có thể nộp phiếu đăng ký dự tuyển sinh, đọc các bài viết chia sẻ chọn nghề, chọn trường, các gương học tập, cho phép người dùng tra cứu thông tin nghề và cơ sở đào tạo trên phạm vi toàn quốc.

· Tìm kiếm thông tin qua các website chính thức của trung tâm: Những trung tâm đào tạo nghề có uy tín sẽ có website chính thức hết sức rõ ràng, mạch lạc với đầy đủ các thông tin về ngành nghề đào tạo, lớp học đang đào tạo, cơ hội việc làm.

· Đến trực tiếp: Sau khi đã tìm hiểu trên website thì các bạn hãy đến trực tiếp cơ sở đào tạo để kiểm chứng những văn bằng, chứng chỉ xem có thật sự đúng với những gì mà trung tâm công bố hay không.

Như vậy, chúng tôi vừa giới thiệu đến bạn đọc các tiêu chí lựa chọn nghề học, ngành học phổ biến, dễ tìm việc làm sau khi ra trường. Cho dù lựa chọn ngành học nào, thì các em cũng cần phải nhớ rằng, khi có chuyên môn tốt, kỹ năng nghề nghiệp vững vàng thì luôn có rất nhiều cơ hội việc làm phù hợp, mức lương tốt để các em lựa chọn.

(QBĐT) - Thông qua Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) huyện Minh Hóa, nhiều người dân trên địa bàn đã được hỗ trợ đào tạo nghề (ĐTN), biết tận dụng lợi thế của địa phương, xây dựng nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

Để công tác ĐTN hiệu quả, Trung tâm GDNN-GDTX huyện Minh Hóa đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, rà soát lao động trên địa bàn để có hướng ĐTN phù hợp. Theo đó, các đối tượng được ưu tiên ĐTN chủ yếu là người dân thuộc hộ nghèo, cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).

Huyện Minh Hóa cũng đã chủ động áp dụng các mô hình dạy nghề hiệu quả gắn với các nghề có thế mạnh tại địa phương, đưa ra các giải pháp có tính khả thi, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, như: Nghề trồng nấm, trồng rau, trồng rừng, nuôi ong lấy mật, đan lát, chế biến món ăn… Riêng năm 2023, trung tâm đã mở 2 lớp ĐTN lưu động tại xã Trọng Hóa, Dân Hóa cho đồng bào DTTS và kết nối với các doanh nghiệp cung ứng nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm cho bà con.

Từ năm 2023 đến nay, trung tâm đã mở 13 lớp ĐTN cho 449 học viên với tổng kinh phí trên 1,3 tỷ đồng. Mỗi lớp học nghề thường kéo dài 1,5-3 tháng. Ngoài ra, trung tâm còn liên kết với một số trường trên địa bàn tỉnh đào tạo nghề lái xe hạng A1, B1, B2... cho người dân.

Đối với các nghề nông nghiệp, trung tâm đã bám sát các chương trình phát triển kinh tế trọng tâm của huyện; chọn những nghề phù hợp, truyền đạt cho học viên những kiến thức cơ bản để sớm áp dụng vào thực tế sản xuất tại hộ gia đình, làm cho năng suất cây trồng, vật nuôi không ngừng tăng lên.

Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX huyện Minh Hóa Cao Thị Mỹ Nhạn cho hay: “Công tác ĐTN từng bước đáp ứng yêu cầu của xã hội, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Nhờ được ĐTN nên nhiều học viên đã mạnh dạn vay vốn thành lập gia trại, trang trại, mô hình sản xuất, kinh doanh… Để đạt được kết quả đó, trung tâm đã cử đội ngũ giáo viên dạy nghề có kinh nghiệm, kiến thức chuyên sâu để truyền đạt kiến thức, giải đáp những vướng mắc thường gặp trong lao động, sản xuất của bà con. Vật tư thực hành ĐTN được đầu tư đầy đủ, bảo đảm việc thực hành cho từng học viên”…

Trước đây, cuộc sống gia đình anh Đinh Quang Thao, ở thôn Tân Xuân, xã Xuân Hóa chỉ dựa vào 3 sào ruộng công và đi làm thuê nên vô cùng chật vật, khó khăn. Để phát triển kinh tế gia đình, anh xin theo học nghề thú y, trồng rừng.

Đến nay, anh Thao đã mở rộng diện tích chuồng trại nuôi gà, lợn trên 500m2. Mỗi năm, anh nuôi 4 lứa gà, mỗi lứa 1.000 con, giúp anh thu lãi ròng 120 triệu đồng/năm. Ngoài ra, anh còn nuôi khoảng 60 con lợn thịt, 6 con lợn nái, trồng 4ha rừng, làm dẫn tinh viên... với tổng thu nhập gia đình anh đạt khoảng 300 triệu đồng/năm (sau khi trừ các chi phí).

Anh Đinh Quang Thao tâm sự: “Sau khi được học nghề, tôi đã mạnh dạn vay vốn để phát triển kinh tế; tự tìm cách làm phù hợp với điều kiện gia đình, địa phương. Nhờ đó, các cây trồng, vật nuôi của tôi phát triển tốt, hạn chế được dịch bệnh”. Không những học nghề để làm giàu cho bản thân, anh Thao còn giúp đỡ người dân trong vùng mua gà giống, hỗ trợ về thú y, chăm sóc, thụ tinh cho đàn vật nuôi đúng quy trình, kỹ thuật để cùng nhau phát triển kinh tế…

Sau khi được học nghề chế biến món ăn, chị Cao Thị Nga, ở thôn Liêm Hóa, xã Trung Hóa đã đầu tư mở nhà hàng để phục vụ đám cưới, liên hoan trên địa bàn. Bình quân mỗi tháng, nhà hàng của chị phục vụ từ 8-10 đám cưới.

Chị Nga tâm sự: “Trước đây, gia đình tôi làm nông nghiệp, cuộc sống vô cùng vất vả khó khăn. Nhưng từ khi được hỗ trợ ĐTN, tôi đã có công việc ổn định, nhẹ nhàng và thu nhập khá hơn”. Với mô hình nhà hàng tiệc cưới, mỗi năm gia đình chị Nga thu lãi ròng trên 200 triệu đồng, giải quyết việc làm cho 5 lao động thường xuyên và 20 lao động thời vụ.

Thực hiện công tác ĐTN, thời gian tới, Trung tâm GDNN-GDTX huyện Minh Hóa phối hợp với UBND các xã, thị trấn trên địa bàn tuyển sinh thêm 2 lớp kỹ thuật chế biến món ăn cho 70 học viên; 1 lớp nuôi và phòng trị bệnh cho gia súc, gia cầm cho 35 học viên tại xã Minh Hóa; 1 lớp trồng lạc cho 35 học viên tại xã Hóa Sơn; 2 lớp nuôi ong lấy mật cho 70 học viên xã Yên Hóa và Hồng Hóa; 1 lớp trồng và khai thác rừng trồng cho 35 học viên tại xã Hóa Phúc… Kinh phí đào tạo dự kiến khoảng 1,1 tỷ đồng.

Chủ tịch UBND xã Trung Hóa Cao Xuân Dương cho biết: “Việc đẩy mạnh hỗ trợ ĐTN gắn với giải quyết việc làm cho người lao động đã góp phần quan trọng vào việc thay đổi nhận thức của bà con về học nghề. Nhiều người sau khi được ĐTN đã vận dụng kiến thức sản xuất, tự tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững...”.

“Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác ĐTN gắn với giải quyết việc làm, thời gian tới, trung tâm sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia học nghề; khảo sát nhu cầu học nghề để xây dựng những mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm, góp phần tích cực vào mục tiêu nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới”, Giám đốc GDNN-GDTX huyện Minh Hóa Cao Thị Mỹ Nhạn cho biết thêm.

Trong xã hội hiện đại, học đại học được coi là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của mỗi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng có cơ hội hoặc điều kiện để theo học đại học. Vậy, không học đại học thì làm nghề gì? Có thành công được không? Điều này vẫn là một câu hỏi đang được nhiều người quan tâm và tranh luận.