Hoàng Thi Thơ Đường Xưa Lối Cũ

Hoàng Thi Thơ Đường Xưa Lối Cũ

Cảm ơn bạn An Pham vì cái bìa :x

Cảm ơn bạn An Pham vì cái bìa :x

Cảm nhận đoạn thơ sau gió theo lối gió mây đường mây

Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ nổi tiếng của nền thơ ca Việt Nam. “Đây thôn Vĩ Dạ” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ. Bài thơ đã để lại cho người đọc sâu sắc về một hồn thơ thật độc đáo. Khổ thơ thứ hai của bài thơ là một khổ thơ đẹp về cảnh và tình.

Đối lập với bức tranh thiên nhiên đầy tươi sáng nơi thôn Vĩ ở khô thứ thứ nhất, đoạn thơ thứ hai là bức tranh sông nước đêm trăng:

“Gió theo lối gió, mây đường mây,Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”

Hai câu thơ mở đầu của khổ thơ thứ hai, tuy là tả cảnh nhưng khi đọc lên lại thấy nhuốm màu tâm trạng. Hình ảnh thiên nhiên gợi ra sự chia ly “gió theo lối gió, mây đường mây”. Nếu trong tự nhiên, gió và mây vốn là những sự vật luôn quấn quýt, gắn bó với nhau thì ở đây Hàn Mặc Tử lại để “mây và gió” chia cách đôi ngả. Ta tự hỏi đó là sự chia ly của thiên nhiên hay của chính con người? Và đến cả dòng nước - một sự vật vô tri, vô giác nhưng qua cái nhìn của nhà thơ giờ đây cũng có cảm xúc. Dòng nước “buồn thiu” - biện pháp tu từ nhân hóa khiến con sông giống như một con người, có tâm trạng. Cuối cùng là hình ảnh “hoa bắp lay” - bông hoa bắp nhỏ bé trôi theo dòng nước cũng giống như cuộc đời lưu lạc trôi nổi của con người.

Và bức tranh sông nước trong đêm trăng thì sao có thể thiếu mất đi ánh trăng:

“Thuyền ai đậu bến sông trăng đóCó chở trăng về kịp tối nay?”

“Trăng” đã trở thành một biểu tượng quen thuộc của thi ca. Đặc biệt trong thơ Hàn Mặc Tử thì ánh trăng xuất hiện rất nhiều. Trăng có lúc được ẩn dụ, lúc được nhân hóa làm cho nó mang một phong cách độc đáo và khác lạ, kiểu như:

“Trăng nằm sóng soài trên cành liễuĐợi gió đông về để lả lơi”

Hay ánh trăng có lúc trở nên thật điên cuồng:

“Ta nằm trong vũng trăng đêm ấySáng dậy điên cuồng mửa máu ra”

Còn ở “Đây thôn Vĩ Dạ” lại là “sông trăng” - gợi ra hình ảnh ánh trăng vàng in bóng xuống mặt nước. Ánh trăng lan tỏa ra khắp dòng sông tạo nên một dòng sông trăng. Kết thúc khổ thơ là câu hỏi tu từ “Có chở trăng về kịp tối nay?”. Từ “kịp” được tác giả sử dụng nhằm thể hiện tâm trạng lo âu. Bởi với một người bình thường, nếu không kịp trở về vào “tối nay” thì sẽ còn những đêm khác, Còn với Hàn Mặc Tử, thì đêm nào cũng có thể là đêm cuối cùng.

Qua phân tích trên, người đọc có thể cảm nhận được một hồn thơ mãnh liệt, luôn khát khao giao cảm với cuộc đời của Hàn Mặc Tử. Đoạn thơ đã khơi gợi được những cảm xúc trong sáng mà đầy sâu sắc.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Trong những bức ảnh cũ, quần thể di tích lịch sử xưa là một công trình kiến trúc đồ sộ được dựng trên vùng đất kinh kỳ còn quạnh quẽ, thưa vắng.

Ngày 1/8, Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long của Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Dự kiến, Tổng giám đốc UNESCO sẽ tới Hà Nội vào 1/10 để dự kỷ niệm Đại lễ nghìn năm và trao giấy chứng nhận cho Hoàng Thành Thăng Long.

Trong hành trình học tập và phát triển tại UEF, mỗi sinh viên đều có những thầy, người cô đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng mình. Trong đó, Phan Thị Vân Anh - cựu sinh viên ngành Tài chính - Ngân hàng, khóa 2013 - 2017 lại càng có nhiều kỷ niệm khi gắn bó với Nhà trường không chỉ ở bậc đại học mà còn ở chương trình cao học. Dù ở chương trình nào, Vân Anh đều không ngừng học hỏi và phát triển nền tảng kiến ​​thức vững chắc mà ở đó các thầy cô vừa là người dẫn dắt về chuyên môn vừa là những người đồng hành, truyền động lực lớn trên con đường sự nghiệp.

Vân Anh chia sẻ rằng, chị gặp TS. Tăng Mỹ Sang - Phó Trưởng Khoa Tài chính - Kế toán ngay từ môn học đầu tiên trong chuyên ngành – Nhập môn Tài chính tiền tệ, vào năm 3 đại học. Chính từ lần đầu tiếp xúc với cô Mỹ Sang, Vân Anh cảm nhận được tình cảm và tâm huyết trong giảng dạy. Cô không chỉ hỗ trợ sinh viên tìm hiểu các môn học chuyên môn về kiến ​​thức mà còn quan tâm và sẵn sàng trợ giúp từng phần học tập của các bạn khi gặp khó khăn. Sự gần gũi, tận tâm của cô đã tạo cho Vân Anh sự an tâm và vững vàng hơn khi bước vào những thử thách đầu tiên trong chuyên ngành tài chính. "Trong suốt thời gian học, tôi được cô Sang hướng dẫn và hỗ trợ rất tận tình. Đến tận bây giờ khi ra trường, tôi vẫn luôn giữ ấn tượng rất tốt đẹp và nhớ về cô" - Vân Anh chia sẻ.

Kiến thức nền tảng cùng cách truyền đạt dễ hiểu của cô đã giúp Vân Anh trang bị được một nền tảng vững chắc, không chỉ phục vụ cho việc học mà còn tạo đà cho công việc sau khi tốt nghiệp. Đối với Vân Anh, TS. Tăng Mỹ Sang là một nhà giáo mẫu mực, một người cô đã gắn bó và đồng hành, giúp chị tự tin trên con đường theo đuổi lĩnh vực mình yêu thích. Kết thúc hành trình 4 năm, Vân Anh đã nhanh chóng bắt đầu công việc với chuyên ngành đã học nhưng vẫn luôn ấp ủ nguyện vọng học lên cao học để phát triển bản thân. Những năm tháng làm việc tại ngân hàng giúp chị tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tế, đồng thời nhận thấy tầm quan trọng việc học hỏi không ngừng nghỉ. Nhờ sự hỗ trợ của bạn bè và đồng nghiệp, Vân Anh đã quyết định quay lại UEF để tiếp tục chương trình học cao. Đây không chỉ là một bước tiến mới trong học vấn mà còn là cơ hội để chị quay về ngôi trường đã nuôi dưỡng những năm tháng thanh xuân của mình.

“Quay lại UEF, tôi cảm nhận được sự thân thuộc và gần gũi từ thầy cô và cả những người bạn đồng học. Đây là nguồn động lực giúp tôi bước đi vững chắc trên con đường sự nghiệp, không ngừng hoàn thiện bản thân” - Vân Anh bộc bạch. Sự hỗ trợ và động viên từ những người xung quanh đã giúp chị hoàn thành mục tiêu cao học, đạt được thành công mà trước đây từng mơ ước. Không chỉ có những người thầy, người cô mà mình luôn yêu quý, UEF còn là nơi để Vân Anh lưu giữ thanh xuân đẹp nhất trong đời. Từng là một cán bộ năng động, Vân Anh có nhiều cơ hội học tập và mở rộng các mối quan hệ thân thiết với thầy cô và các sinh viên khóa dưới. Sau khi ra trường, cô vẫn duy trì những kết nối những điều quý giá này như một cách để kết nối cùng những ký ức đẹp đẽ. “UEF không chỉ là nơi học tập mà còn là ngôi nhà thứ hai, là nơi tôi đã trải qua những tháng ngày thanh xuân tươi đẹp và ý nghĩa nhất” - Vân Anh tâm sự.

Với Vân Anh, UEF không ngừng xây dựng môi trường học tập gắn chặt giữa thầy cô và sinh viên, giúp sinh viên luôn cảm thấy được lắng nghe và chia sẻ thông tin qua các hoạt động trao đổi, phản ánh hồi phục và đánh giá hai chiều. Cựu sinh viên, học viên này cho biết thêm: "Không chỉ tôi mà rất nhiều bạn sinh viên đều ghi nhận các thầy cô ở UEF rất nhiệt tình và tận tâm. Bên cạnh đó, tôi cũng đánh giá cao việc UEF luôn định hướng rõ ràng trong việc gắn kết sinh viên và thầy cô thông qua việc trao đổi 1 - 1, đánh giá hai chiều và feedback cuối khóa. Việc này giúp sinh viên được thể hiện quan điểm của mình cũng như có thể chia sẻ những điều tích cực đến quý thầy cô". Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Vân Anh cũng gửi lời tri ân chân thành đến tất cả các thầy cô tại UEF: “Chúc các thầy cô thật nhiều sức khỏe, năng lượng và hạnh phúc để tiếp tục dìu dắt những thế hệ sinh viên, giúp các bạn tự tin bước vào tương lai. Chúc UEF ngày càng phát triển vươn tầm thế giới, trở thành nơi trở về đáng tự hào của tất cả chúng ta.” Những tình cảm chân thành của Vân Anh không chỉ là lời cảm ơn mà còn là minh chứng cho sự gắn bó bền chặt giữa các thế hệ sinh viên với mái nhà UEF. Tình thầy trò tại UEF vượt qua giới hạn tình cảm trong những năm học đại học, đó còn là mối dây liên kết chặt chẽ, trở thành nguồn động lực cho sinh viên trên hành trình chinh phục tương lai.