Trong những bức ảnh chụp cảnh vật thiên nhiên, em thích nhất bức ảnh về cảnh hồ Xuân Hương - Đà Lạt một thắng cảnh tuyệt vời của cao nguyên miền Trung. Từ nhỏ đến giờ, em chưa có dịp đi tham quan Đà Lạt lần nào, nên càng nhìn bức ảnh, em lại càng ao ước được đến thăm Đà Lạt một lần. Dường như cảnh hồ Xuân Hương được chụp vào một buổi sáng trời trong. Không gian rất yên tĩnh bởi mặt hồ phẳng lặng không một gờn sóng. Mặt hồ trong xanh màu ngọc bích. Những hàng cây hai bên bờ hồ và những biệt thự cao tầng trên những ngọn đồi lộng gió in hình xuống đáy hồ, trông thật nên thơ! Phía xa xa, đồi núi trập trùng, ngọn cao ngọn thấp với những rừng thông bạt ngàn nối đuôi nhau chạy xa tít đến chân trời. Cảnh vật vừa đẹp, vừa nên thơ và đầy quyến rũ. Cám ơn người thợ chụp hình đã đem đến cho em một phong cảnh Đà Lạt nên thơ.
Trong những bức ảnh chụp cảnh vật thiên nhiên, em thích nhất bức ảnh về cảnh hồ Xuân Hương - Đà Lạt một thắng cảnh tuyệt vời của cao nguyên miền Trung. Từ nhỏ đến giờ, em chưa có dịp đi tham quan Đà Lạt lần nào, nên càng nhìn bức ảnh, em lại càng ao ước được đến thăm Đà Lạt một lần. Dường như cảnh hồ Xuân Hương được chụp vào một buổi sáng trời trong. Không gian rất yên tĩnh bởi mặt hồ phẳng lặng không một gờn sóng. Mặt hồ trong xanh màu ngọc bích. Những hàng cây hai bên bờ hồ và những biệt thự cao tầng trên những ngọn đồi lộng gió in hình xuống đáy hồ, trông thật nên thơ! Phía xa xa, đồi núi trập trùng, ngọn cao ngọn thấp với những rừng thông bạt ngàn nối đuôi nhau chạy xa tít đến chân trời. Cảnh vật vừa đẹp, vừa nên thơ và đầy quyến rũ. Cám ơn người thợ chụp hình đã đem đến cho em một phong cảnh Đà Lạt nên thơ.
Bức tranh vẽ mang tên “Quê hương” được trưng bày trong nhà sách thật đẹp. Trong bức tranh ấy có cánh đồng lúa bao la, chạy dài bạt ngàn một màu xanh mơn mởn. Xa xa là xóm làng núp dưới những vườn cây sum suê hoa trái. Dãy núi tím ngắt mờ xa lấp ló chân mây. Hàng bạch đàn lao xao trong gió. Con đường làng như một dải lụa vắt ngang qua cánh đồng. Những chú trâu đang hăng say gặm cỏ trên những triền đê cao và dài. Bức tranh quê hương thật yên bình, ấm áp.
Trong những bức ảnh mà anh trai gửi về sau chuyến du lịch, em thích nhất là bức ảnh chụp lại khu ruộng bậc thang ở Sa Pa. Đó là những thửa ruộng trải mình trên các ngọn núi. Mỗi bậc thang chính là những luống lúa xanh rì. Trong bức ảnh, lúa đương thì con gái, xanh ngắt. Những bậc thang trên cao, thì như là mọc lên từ trong mây trời, bởi lượn lờ quanh nó là những đám mây trắng xóa. Nhìn bức ảnh, em vô cùng khâm phục sự sáng tạo và kiên trì, chăm chỉ của người dân nơi đây. Bất chấp sự khó khăn của tự nhiên, họ vẫn lao động miệt mài và tạo nên những cánh đồng tươi tốt.
23/10/2023 16:19 Thanh Xuân In bài
ANTD.VN - Do Japan Foundation tổ chức, Liên hoan phim Nhật Bản 2023 hứa hẹn sẽ mang đến cho khán giả những góc nhìn mới đầy thú vị về con người và đất nước Nhật Bản.
Liên hoan là sự kiện văn hóa do Japan Foundation tổ chức hàng năm dành cho những người yêu điện ảnh tại Việt Nam. Những bộ phim được giới thiệu tại Liên hoan hàng năm đều là những tác phẩm điện ảnh chất lượng và mới ra mắt ở thị trường Nhật Bản với nhiều chủ đề và thể loại phong phú, giúp người xem hiểu hơn về đất nước Nhật Bản qua nhiều lăng kính khác nhau.
Năm nay, Liên hoan Phim Nhật Bản 2023 trở thành một trong những sự kiện văn hóa nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và Nhật Bản. Chính vì vậy, chương trình hy vọng cùng với sự góp mặt của đông đảo khán giả Việt sẽ làm tăng thêm không khí sôi động của năm kỷ niệm đặc biệt này.
Liên hoan Phim Nhật Bản 2023 sẽ đem đến cho người xem nhiều cảm xúc từ hào hứng với những câu chuyện bí ẩn, cảm động trước những hoàn cảnh đặc biệt, bất ngờ trước những nút thắt cao trào…
8 bộ phim được giới thiệu tới khán giả là các phim chính kịch, hành động, hoạt hình, trinh thám, hài hước tình cảm gồm: “Nước xuôi biển lớn” (đạo diễn Maeda Tetsu); “Hai kẻ dối trá” (đạo diễn Yakumo Saiji); “Cú úp rổ đầu tiên” (đạo diễn Inoue Takehiko); “Người cha của xe lửa dải ngân hà” (đạo diễn Narushima Izuru); “Những nét bút diệu kỳ” (đạo diễn Koizumi Nori); “Quả cảm: Thanh xuân chiến ký” (đạo diễn Motohiro Katsuyuki); “Người đàn ông đó” (đạo diễn Ishikawa Kei); “Tình ta đẹp tựa đóa hoa” (đạo diễn Doi Nobuhiro).
Điểm dừng chân đầu tiên của Liên hoan Phim Nhật Bản 2023 là TP Hồ Chí Minh, từ ngày 27/10 - 9/11, tại Rạp Cinestar Hai Bà Trưng, Quận 1; tiếp đến là Đà Nẵng từ ngày 17 - 19/11, tại Rạp Metiz, đường 2 Tháng 9, Hoà Cường Bắc, Hải Châu; tại Hải Phòng từ ngày 1 - 3/12, tại Rạp Galaxy Nguyễn Kim; và cuối cùng là Hà Nội, từ 8 - 21/12, tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia.
Bộ Tài chính là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Tài chính - ngân sách (bao gồm: Ngân sách nhà nước; ngân quỹ nhà nước; nợ công; thuế; phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước; dự trữ nhà nước; các quỹ tài chính nhà nước; đầu tư tài chính; tài chính doanh nghiệp; tài chính hợp tác xã và kinh tế tập thể; tài sản công theo quy định của pháp luật); hải quan; kế toán; kiểm toán độc lập; giá; chứng khoán; bảo hiểm; hoạt động dịch vụ tài chính và dịch vụ khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thuộc bộ theo quy định của pháp luật
Chủ tịch HỒ CHÍ MINH Người sáng lập và đứng đầu Ủy ban Nghiên cứu Kế hoạch Kiến thiết tiền thân của ngành Kế hoạch và Đầu tư ngày nay
"Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân" Trích Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngày 8 tháng 10 năm 1955, ngày Hội đồng Chính phủ họp quyết định thành lập Ủy ban Kế hoạch Quốc gia được xác định là ngày thành lập Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Ngược trở lại lịch sử, ngay từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới được thành lập, ngày 31 tháng 12 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra Sắc lệnh số 78-SL thành lập Ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến thiết nhằm nghiên cứu, soạn thảo và trình Chính phủ một kế hoạch kiến thiết quốc gia về các ngành kinh tế, tài chính, xã hội và văn hóa. Ủy ban gồm các ủy viên là tất cả các Bộ trưởng, Thứ trưởng, có các Tiểu ban chuyên môn, được đặt dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Chính phủ.
Vì vậy, trong buổi lễ ngành Kế hoạch và Đầu tư đón nhận Huân chương Sao Vàng được tổ chức tại Hội trường Ba Đình lịch sử ngày 4 tháng 11 năm 2000, Thủ tướng Phan Văn Khải đã khẳng định lấy ngày 31 tháng 12 năm 1945 là ngày truyền thống của ngành Kế hoạch và Đầu tư. Kể từ đây ngành Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Kế hoạch và Đầu tư coi ngày 31 tháng 12 hằng năm là ngày Lễ chính thức của mình.
Theo dòng lịch sử, chúng ta có thể điểm lại các mốc quan trọng trong quá trình xây dựng và trưởng thành của ngành Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Ngày 14 tháng 5 năm 1950, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra Sắc lệnh số 68-SL thành lập Ban Kinh tế Chính phủ (thay cho Ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến thiết). Ban Kinh tế Chính phủ có nhiệm vụ nghiên cứu, soạn thảo và trình Chính phủ những đề án về chính sách, chương trình, kế hoạch kinh tế hoặc những vấn đề quan trọng khác.
Trong phiên họp ngày 8 tháng 10 năm 1955, Hội đồng Chính phủ đã quyết định thành lập Ủy ban Kế hoạch Quốc gia và ngày 14 tháng 10 năm 1955, Thủ tướng Chính phủ đã ra Thông tư số 603-TTg thông báo quyết định này. Ủy ban Kế hoạch Quốc gia và các Bộ phận kế hoạch của các Bộ ở Trung ương, Ban kế hoạch ở các khu, tỉnh, huyện có nhiệm vụ xây dựng các dự án kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, và tiến hành thống kê kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. Ngày 9-10-1961, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị định số 158-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, trong đó xác định rõ Ủy ban Kế hoạch Nhà nước là cơ quan của Hội đồng Chính phủ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế và văn hóa quốc dân theo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Cùng với thời gian, qua các thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Chính phủ đã có hàng loạt các Nghị định quy định và bổ sung chức năng cho Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (158/CP, 47/CP, 209/CP, 29/CP, 10/CP, 77/CP, 174/CP, 15/CP, 134/CP, 224/CP, 69/HĐBT, 66/HĐBT, 86/CP, v.v...).
Ngày 27 tháng 11 năm 1986, Hội đồng Bộ trưởng có Nghị định 151/HĐBT giải thể Ủy ban Phân vùng kinh tế Trung ương, giao công tác phân vùng kinh tế cho Ủy ban Kế hoạch Nhà nước.
Ngày 1 tháng 1 năm 1993, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước tiếp nhận Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương, đảm nhận nhiệm vụ xây dựng chính sách, luật pháp kinh tế phục vụ công cuộc đổi mới. Ngày 1 tháng 11 năm 1995, Chính phủ đã ra Nghị định số 75/CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trên cơ sở hợp nhất Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư.
Ngày 17 tháng 8 năm 2000, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 99/2000/TTg giao Ban Quản lý các khu công nghiệp Việt Nam về Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Ngày 25 tháng 7 năm 2017, Chính phủ ra Nghị định số 86/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê, bao gồm: Tham mưu tổng hợp về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công của quốc gia; cơ chế, chính sách quản lý kinh tế; đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; khu kinh tế; nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi và viện trợ phi chính phủ nước ngoài; đấu thầu; phát triển doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã; thống kê; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hằng năm của Bộ đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Trình Chính phủ chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hằng năm của cả nước, các cân đối vĩ mô của nền kinh tế quốc dân; kế hoạch xây dựng, sửa đổi các cơ chế, chính sách quản lý kinh tế vĩ mô; quy hoạch; chiến lược huy động vốn đầu tư phát triển, kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình mục tiêu; các chương trình, dự án khác theo sự phân công của Chính phủ.
3. Trình Thủ tướng Chính phủ các dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác.
4. Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
5. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc phạm vi quản lý của bộ; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ.
6. Về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch:
a) Xây dựng chương trình hành động của Chính phủ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội sau khi được Quốc hội thông qua; giúp Chính phủ điều hành thực hiện kế hoạch về một số ngành, lĩnh vực được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao;
b) Xây dựng chiến lược tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; tổng hợp quy hoạch, kế hoạch phát triển của các bộ, ngành và tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; quy hoạch tổng thể phát triển vùng, lãnh thổ; có ý kiến về các quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khi được yêu cầu;
c) Tổ chức công bố chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch tổng thể phát triển vùng, lãnh thổ sau khi được phê duyệt; hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hằng năm gắn phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh, phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và vùng, lãnh thổ đã được phê duyệt;
d) Tổng hợp chung các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân, bao gồm: Cân đối tích lũy và tiêu dùng; cân đối về tài chính, tiền tệ; vay và trả nợ nước ngoài; ngân sách nhà nước; vốn đầu tư phát triển toàn xã hội; đề xuất các giải pháp để giữ vững các cân đối theo mục tiêu chiến lược và kế hoạch, bảo đảm thực hiện mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;
đ) Hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của bộ, ngành, địa phương; tổ chức theo dõi, đánh giá và báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo định kỳ hàng tháng, quý, năm.
7. Về đầu tư phát triển và phân bổ ngân sách nhà nước:
a) Tổng hợp chung về đầu tư phát triển. Xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; danh mục các chương trình, dự án ưu tiên thu hút vốn đầu tư nước ngoài, vốn ODA, vốn vay ưu đãi; danh mục các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình mục tiêu, các dự án quan trọng quốc gia; danh mục dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn đầu tư công khác theo quy định của pháp luật;
b) Xây dựng tổng mức và cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội; tổng mức và cân đối các nguồn vốn đầu tư công theo ngành, lĩnh vực, chương trình; tổng mức vốn chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu;
Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; dự kiến phương án phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm cho các Bộ, ngành trung ương và địa phương; vốn đầu tư từ nguồn hỗ trợ tín dụng nhà nước; trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc sử dụng nguồn dự phòng từ ngân sách trung ương và bổ sung vốn ngân sách trung ương trong năm để thực hiện các nhiệm vụ đầu tư phát triển;
Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng phương án sử dụng số tăng thu và tiết kiệm chi của ngân sách trung ương, trong đó bao gồm cả việc phân bổ cho các dự án đầu tư quan trọng (nếu có);
Tổng hợp phân bổ chi tiết kế hoạch vốn ngân sách Nhà nước trung hạn và hằng năm của từng chương trình mục tiêu quốc gia (bao gồm vốn đầu tư và vốn sự nghiệp), các chương trình mục tiêu và các khoản bổ sung có mục tiêu khác;
Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu và dự án đầu tư do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư.
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các bộ, ngành liên quan và các địa phương xây dựng nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển; giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước;
d) Thường trực Hội đồng thẩm định Nhà nước các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia; thẩm định các chương trình mục tiêu và các dự án khác do Thủ tướng Chính phủ giao; thẩm định các dự án đầu tư khác theo quy định của pháp luật về đầu tư.
8. Về đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài:
a) Quản lý hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP); tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư, hướng dẫn thủ tục đầu tư;
b) Thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh và chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư các dự án đầu tư theo hình thức PPP;
c) Xây dựng, quản lý, khai thác và hướng dẫn sử dụng Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư;
d) Kiểm tra, giám sát, đánh giá tổng thể hoạt động đầu tư công.
9. Về quản lý vốn ODA, vốn vay ưu đãi:
a) Là cơ quan đầu mối trong việc vận động, điều phối, quản lý nhà nước về vốn ODA, vốn vay ưu đãi và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài; chủ trì soạn thảo chiến lược, chính sách, định hướng thu hút, sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi;
b) Chủ trì việc chuẩn bị nội dung, tổ chức vận động và điều phối các nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi; trình Chính phủ việc ký kết điều ước quốc tế khung về ODA, vốn vay ưu đãi và điều ước quốc tế cụ thể về ODA không hoàn lại theo quy định của pháp luật; trình Thủ tướng Chính phủ về việc ký kết thỏa thuận quốc tế về vốn ODA viện trợ không hoàn lại theo thẩm quyền;
c) Tổng hợp và trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi; phối hợp với Bộ Tài chính xác định cơ chế tài chính trong nước áp dụng đối với chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi;
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp và lập kế hoạch sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi trung hạn 5 năm và hằng năm; cân đối và bố trí vốn đối ứng hằng năm từ nguồn vốn ngân sách để chuẩn bị và thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi đầu tư phát triển thuộc diện cấp phát ngân sách trung ương;
đ) Thực hiện giám sát và đánh giá các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi theo quy định của pháp luật; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý các vấn đề phát sinh có liên quan đến nhiều Bộ, ngành.
a) Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư và phương án lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
b) Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về đấu thầu; tổ chức hệ thống thông tin về đấu thầu và đấu thầu qua mạng.
11. Về quản lý các khu kinh tế:
a) Xây dựng, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch phát triển tổng thể các khu kinh tế trong phạm vi cả nước (bao gồm khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu và các loại hình khu kinh tế khác);
b) Tổ chức thẩm định kế hoạch phát triển các khu kinh tế, việc thành lập các khu kinh tế của các địa phương; phối hợp với các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn triển khai kế hoạch phát triển các khu kinh tế sau khi được phê duyệt;
c) Hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo tình hình đầu tư phát triển và hoạt động của các khu kinh tế; chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan đề xuất mô hình, cơ chế quản lý và chính sách phát triển đối với khu kinh tế, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
12. Về đăng ký và phát triển doanh nghiệp:
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước, cơ chế quản lý, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế;
b) Tham gia thẩm định đề án thành lập, sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước; tổng hợp tình hình sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước và tình hình phát triển doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác của cả nước;
c) Quản lý về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh; hướng dẫn thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh; kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình đăng ký doanh nghiệp, đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử và sau đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi cả nước; quản lý và khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh.
13. Về kinh tế tập thể, hợp tác xã:
a) Xây dựng chiến lược, chương trình và kế hoạch chung về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và tổng kết việc thực hiện các chương trình và kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã;
b) Xây dựng cơ chế quản lý, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã;
c) Quản lý về đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; hướng dẫn thủ tục đăng ký; kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện đăng ký và sau đăng ký của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trên phạm vi cả nước.
a) Xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển hoạt động thống kê; điều phối, tổ chức các hoạt động thống kê và cung cấp thông tin thống kê theo quy định của pháp luật;
b) Xây dựng, thống nhất quản lý hệ thống thông tin thống kê quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện; tổ chức điều phối việc kết nối, cung cấp dữ liệu, thông tin giữa các hệ thống thông tin thống kê nhà nước; xây dựng tiêu chuẩn và thực hiện đánh giá chất lượng thông tin thống kê trong hoạt động thống kê nhà nước;
c) Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê, chế độ báo cáo thống kê, chương trình điều tra thống kê và phân loại thống kê theo quy định của pháp luật.
15. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, công nghệ thông tin trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
16. Thực hiện hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
17. Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định pháp luật; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ.
18. Quản lý các hoạt động của hội, tổ chức phi chính phủ trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
19. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
20. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theo mục tiêu và nội dung, chương trình cải cách hành chính nhà nước sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
21. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật.
22. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật.
23. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.
Chủ nhiệm đầu tiên của Ủy ban Kế hoạch Quốc gia - tiền thân của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, sau này là Bộ Kế hoạch và Đầu tư - là cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Các đồng chí Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư từ năm 1955 đến nay:
Số tập:67 Năm sản xuất: 2011 Đạo diễn: Kim Kyo Jung Diễn viên chính: Anh Thư, Minh Đạt, Kim Hiền, Lương Thế Thành, Nguyệt Ánh, Dương Mỹ Linh, Võ Thanh Hoài, …
Mời quý khán giả đón xem vào lúc 21h35′ các ngày trong tuần từ 10/11/2015 trên sóng của THTPCT
[media=https://canthotv.vn/wp-content/uploads/2015/11/18.jpg]http://media4.canthotv.vn/2015/TH/11/19/trailer anh va em.mp4|http://media4.canthotv.vn/2015/TH/11/19/trailer anh va em.mp4[/media]
Tâm Chánh và Kim Anh cùng làm chung trong một công ty. Tâm Chánh là Phó Ban Kế Hoạch và Chiến Lược còn Kim Anh là nhân viên tổ chức event nhiều tiềm năng. Công việc chính là chiếc cầu nối đưa hai người xích lại gần nhau vì họ có quá nhiều những cơ hội trời cho. Mặc dù là một cô gái hiện đại, xinh đẹp, thông minh nhưng Kim Anh lại bị thu hút bởi nét đẹp trai nhưng hơi quê mùa một chút của Tâm Chánh. Nhiều cuộc hẹn hò liên tiếp diễn ra và họ trở thành một đôi khá đẹp trong mắt mọi người.
Kim Anh là cô gái thông minh, có nhiều sáng tạo trong công việc nên rất vừa lòng cấp trên. Đang ở tuổi 26, cô cũng bắt đầu suy nghĩ về cuộc sống hôn nhân của mình. Thật lòng mà nói, tạm gác lại tất cả để đi lấy chồng không phải là điều Kim Anh mong muốn, đặc biệt là lúc công việc của cô đang có những tiến triển tốt đẹp. Nhưng lúc này cô lại có một suy nghĩ khác “ thời buổi bây giờ thì chỉ cần có năng lực thì việc kết hôn và đi làm ở công ty là hoàn toàn có thể”. Với suy nghĩ này của mình, Kim Anh chủ động để cập với Tâm Chánh về việc kết hôn. Tâm Chánh nghe tin này, trong lòng cũng hơi phân vân một chút nhưng rồi cũng đồng ý.
Thế là họ bắt đầu những chuyến ra mắt hai bên dòng họ. Vì gia đình Kim Anh ở thành phố nên được ưu tiên đến trước. Ba Kim Anh mất sớm, cô sống với mẹ là bà Nhị, anh trai là Đăng Minh và chị dâu là Kiều Châu. Mẹ Kim Anh là người phụ nữ hết mực yêu thương và chăm sóc cho con cái. Dù chồng mất đã lâu nhưng vẫn ở vậy nuôi con, cố gắng bươm chải trong cuộc sống để con cái có cuộc sống đầy đủ…
Cuộc sống ở quê hương Tâm Chánh lần đầu tiên đập vào mắt Kim Anh không hề có một chút ấn tượng tốt đẹp, chẳng những vậy cô còn có một cảm giác ái ngại. Bước vào cuộc sống của gia đình Tâm Chánh, mọi thứ càng sụp đổ trong mắt Kim Anh. Cuộc sống khó khăn nhưng ông luôn sống trong sự sỉ diện cao độ. Tất cả những điều Kim Anh thấy được trong lần về thăm gia đình Chánh là sự nghèo nàn của cuộc sống, sự khó tính của cha chồng tương lai và sự ương ngạnh của ba đứa em chồng. Ấn tượng duy nhất tồn tại trong Kim Anh là sự hoảng hốt, sự vướng víu khi gắn bó với gia đình này…
Thế là cuối cùng rào cản cũng bị phá vỡ, họ cưới nhau trong sự hân hoan của hai gia đình. Nhưng họ đâu biết được rằng, những rắc rối liên tục phát sinh đang chờ đón họ sau cuộc hôn nhân định mệnh. Và một điều có thể đoán trước được, những mối đe dọa của cặp vợ chồng son đến từ phía gia đình Tâm Chánh.
Em trai kế của Tâm Chánh là Chánh Trung sau khi rời quân ngũ thì sa vào ăn chơi trác táng, quen biết với một cô gái bán cà phê ở gần nơi đóng quân cũ là Trúc Linh và ăn ở với nhau như vợ chồng. Trúc Linh có thai, Chánh Trung hoảng hốt không biết làm sao vì trong tay chẳng có gì để đảm bảo cuộc sống cho bản thân nói gì thêm một người vợ và một đứa con. Cùng đường, Chánh Trung gọi điện và nhờ vã Kim Anh cho mượn tiền để khắc phục hậu quả…
Em út của Tâm Chánh là Tâm Vũ thi đậu vào một trường dậy nghề trên thành phố. Ỷ lại vào hai đứa con đang sống trên đó, ba Chánh Trung không ngần ngại ủy thác Tâm Vũ cho vợ chồng Tâm Chánh với lý do “phải có trách nhiệm với em út”. Căn phòng trọ bé xíu đang ở làm cho vợ chồng Kim Anh lo lắng. Cuối cùng họ cũng nghĩ ra cách giải quyết đó là xin cho Tâm Vũ vào ở luôn trong ký túc xá trong trường…
Cuộc sống của vợ chồng Kim Anh từ bây giờ phải chịu những xáo trộn khủng khiếp. Chỉ trừ những khung cảnh xung quanh, tất cả những gì Kim Anh thấy trong ngày đầu về gia đình Tâm Chánh đều diễn ra trong cuộc sống của vợ chồng cô. Kim Anh bức bối trước người cha chồng khắc khe, lập dị, mệt mỏi với những đứa em chồng ương ngạnh không biết nghe lời lại hay gây chuyện phiền phức. Thêm vào đó là sự bao đồng của Tâm Chánh làm cô ngột ngạt hơn…
Về phần Chánh Trung, sau khi ruồng bỏ Trúc Linh thì đinh ninh rằng cô đã về quê sinh sống. Anh tình cờ phát hiện ra Trúc Linh đang thuê phòng trọ và sinh sống trong cùng con hẻm với mình thì bất chợt lo lắng. Chánh Trung gặp Trúc Linh hỏi rõ nguyên nhân nhưng đáp lại là sự lạnh lùng của Trúc Linh với câu nói “hãy coi như không quen biết đi!”. Anh lao vào công cuộc tìm kiếm một người phụ nữ giàu có cho cuộc đời mình…
Tâm Vũ sau khi bị đuổi học thì lang thang không làm lụng gì cả, suốt ngày bị ba và anh chị chửi mắng nên đâm ra chán ngán cuộc đời. Về sau lấy lại quyết tâm sẽ trở thành kĩ sư nên miệt mài thi cử và đậu vào một trường cao đẳng kỹ thuật.
Nhà Kim Anh bắt đầu xảy ra chuyện, anh trai cô là Đăng Minh vì muốn làm giàu nhanh chóng nên đã đầu tư một số vốn lớn và thế chấp luôn cả căn nhà. Mọi chuyện thất bại, gia đình Kim Anh lâm vào nguy khốn…
Mỹ Hòa mang ước mơ trở thành hoa hậu của mình đi khắp nơi và gặp phải một kẻ lừa đảo. Cô lâm vào cảnh khó khăn, Kim Anh phải đích thân ra mặt để giải vây cho Mỹ Hòa, tình cảm chị em nhờ vậy mà tốt lên nhiều…
Lúc này ở công ty, Tâm Chánh ngày càng được đề cao, có thêm nhiều dự án lớn. Kim Anh bắt đầu tưởng tượng về những cô gái xinh đẹp, hiện đại xoay quanh Tâm Chánh so với nhan sắc đang dần lụi tàn của mình thì bất chợt rùng mình, cô không chấp nhận được bản thân mình…
Lương bác sĩ chỉ bằng thu nhập của tài xế taxi
Tuần trước, Tập đoàn dược phẩm của Anh GlaxoSmithKline (GSK) vừa bị cảnh sát Trung Quốc phanh phui vụ hối lộ các quan chức và bác sĩ nước này nhằm tăng giá thuốc cũng như doanh số bán hàng. Vụ việc đã lật tẩy một thực tế mà chính GSK phải thừa nhận “thật đáng xấu hổ”, đó là nạn nhận hối lộ ở các bệnh viện công của Trung Quốc.
Tại Trung Quốc, các bác sĩ chỉ nhận được một mức lương quá nghèo nàn.
Theo chính những bác sĩ và chuyên gia làm việc trong ngành y thì nạn tham nhũng phần lớn xuất phát từ mức lương cơ bản quá thấp. Một bác sĩ vừa tốt nghiệp trường y ở Bắc Kinh chỉ nhận được mức lương khoảng 3.000 Nhân dân tệ (NDT) kể cả thưởng, tương đương với mức thu nhập của một tài xế taxi.
Peter Chen, Giám đốc điều hành Bệnh viện Quốc tế tư nhân Oasis ở Bắc Kinh cho biết, sau 10 năm kinh nghiệm, trung bình một bác sĩ ở đây cũng chỉ kiếm được khoảng 10.000 NDT/tháng.
Một bác sĩ người Trung Quốc từng giữ vị trí cao cấp tại một bệnh viện nổi tiếng ở Bắc Kinh thừa nhận, 80% thu nhập của ông có được là từ hối lộ và nếu không có khoản này, ông chỉ kiếm được chưa tới 600 USD/tháng. “Số tiền hối lộ này là rất cần thiết. Bạn không thể sống bằng mức lương của mình”. Ông này hiện đã tới Anh sinh sống và vẫn tiếp tục hành nghề y.
Hệ thống “thanh toán dưới gầm bàn”
Một bác sĩ lấy máu từ cổ của bệnh nhân tại phòng cấp cứu ở một bệnh viện tại Thượng Hải ngày 15/5/ 2013
Bob Wang, một doanh nhân 35 tuổi ở Bắc Kinh cho biết, năm ngoái ông đã phải đút lót bác sĩ phẫu thuật ghép xương đùi cho dì ông 5.000 NDT đựng trong “hồng bao” vì sợ rằng bác sĩ sẽ “không làm việc hết trách nhiệm”.
“Đều có luật bất thành văn về giá hồng bao cho mỗi ca phẫu thuật… Nếu gia đình hoặc bản thân tôi bị bệnh, không đơn giản chỉ đến bệnh viện là xong. Nếu như vậy, mọi thứ sẽ ùn tắc, từ xếp hàng lấy giường tới việc được bác sĩ thăm khám hay đăng ký phẫu thuật”.
Theo nam bác sĩ hiện đang sống ở Anh kể trên, bệnh nhân và gia đình họ đôi khi phải bỏ ra khoản hồng bao nhiều gấp 2-3 lần so với chi phí thực tế.
Lương thấp là một nguyên nhân dẫn tới hệ thống “thanh toán dưới gầm bàn” dành cho các bệnh nhân được gọi là “hồng bao” – vốn là những chiếc phong bao lì xì trong các dịp Tết âm lịch ở Trung Quốc. Nó được sử dụng để “lót đường” cho nhiều loại dịch vụ khác nhau tại các bệnh viện, từ ưu tiên xếp hàng cho tới việc chi trả thêm các chi phí phẫu thuật.
Nhiều nhà phê bình nghi ngờ chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ không có mấy dụng.
Một bác sĩ từng công tác ở một bệnh viện tim lớn tại Bắc Kinh cho biết việc xóa bỏ tham nhũng gần như là không thể: “Nếu chính phủ muốn tìm xem ai là người nhận hối lộ, điều đó không khó khăn gì... Nhưng như thế tất cả mọi người đều có lỗi. Khi đó, bệnh viện làm sao mà tồn tại?”.
Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về địa chỉ email: [email protected]. Trân trọng!
Park Hyung Sik hợp tác với Jeon So Nee, Pyo Ye Jin... trong bộ phim sắp ra mắt 'Our Blooming Youth''. Đây là bộ phim truyền hình của Hàn dựa trên tiểu thuyết Trung Quốc với câu chuyện kể về một hoàng tử bị nguyền rủa và một phụ nữ trẻ bị buộc tội sát hại chính gia đình mình.
Park Hyung Sik hóa thân thành thái tử đẹp trai trong bộ phim mới cùng Jeon So Nee.
Cuối cùng cả hai nảy sinh tình cảm trong khi cố gắng giúp nhau phá vỡ sự diệt vong sắp xảy ra. "Our Blooming Youth" không chỉ đánh dấu bộ phim cổ trang đầu tiên của Park Hyung Sik mà còn là dự án đầu tiên của anh với Jeon So Nee.
"Our Blooming Youth" là series hài hước sẽ khiến người xem bất ngờ với những tình tiết hấp dẫn nên đừng bỏ lỡ phim này nhé.
Shin Ye Eun, người đã gây ồn ào cho màn trình diễn "The Glory", sẽ trở lại với vai chính trong bộ phim truyền hình sắp tới "Flower Scholar's Love Story".
Shin Ye Eun, Ryeo Un, Kang Hoon, Jang Gin Joo.
Cô sẽ tham gia cùng với nam diễn viên "Little Women" Kang Hoon, Ryeo Un, Jung Gun Joo... Phim xoay quanh câu chuyện giữa chủ sở hữu của “Gaekju Ewhawon”, một khu nhà trọ bất chấp định kiến, và những sinh viên nội trú bí ẩn cùng nhau tìm kiếm Lee Seol, một người đàn ông lớn tuổi đã biến mất 13 năm trước.
"Poong, The Joseon Psychiatrist 2"
Vào nửa cuối năm 2022, Kim Min Jae và Kim Hyang Gi đã ghi dấu màn ảnh nhỏ bằng phản ứng hóa học của họ trong phần đầu của "Poong, the Joseon Psychiatrist".
Năm 2023 này, bộ đôi trở lại màn ảnh nhỏ với phần hai của bộ phim. Trong phim, Yoo Se Yeop (Kim Min Jae) là một ngự y thiên tài của hoàng gia, nhưng bị trục xuất khỏi hoàng cung sau khi trở thành nạn nhân của một âm mưu. Sau đó, anh gặp một giáo viên lập dị, Gye Ji Han (Kim Sang Kyung) và góa phụ Seo Eun Woo (Kim Hyang Gi) tại ngôi làng Gyesu xinh đẹp và bí ẩn. Anh ta được tái sinh thành một thầy thuốc thực thụ với mục đích chữa lành trái tim của mọi người, viết đơn thuốc hạnh phúc.
Mọi khúc mắc và câu hỏi chưa được giải đáp từ phần 1 thì sẽ có đáp án ở phần mới, vì vậy hãy đón xem bộ phim của Kim Min Jae và Kim Hyang Gi.
Woo Do Hwan và Bona (WJSN) đóng cặp lần đầu trong bộ phim cổ trang dựa trên webtoon “Joseon Lawyer”. Ngoài ra, N (VIXX) cũng tham gia bộ phim này.
Dựa trên webtoon cùng tên, "Joseon Lawyer" kể về một luật sư tên là Kang Han Soo trong triều đại Joseon. Trong khi đó Woo Do Hwan sẽ đảm nhận vai diễn luật sư Kang. Là người hiểu biết và có kỹ năng diễn xuất tuyệt vời, Kang Han Soo dễ dàng hoạt động để trả mối thù riêng, nhưng anh dần trở thành người phát ngôn và anh hùng của người dân.
Trong khi đó, Bona sẽ vào vai Lee Yeon Joo, một phụ nữ bí mật trở thành một trong những khách hàng của luật sư Kang để thực hiện hành vi trả thù. Mặc dù thoạt nhìn cô có vẻ giống một thường dân bị đối xử bất công nhưng thực ra Lee Yeon Joo lại là một nhân vật có nhiều bí mật. Khi mục đích Lee Yeon Joo tiếp cận Kang Han Soo để trả thù sắp thành công, thì cô trở nên bối rối bởi phát hiện cảm xúc của bản thân ngày càng trở nên phức tạp.
Phần 2 của loạt phim giả tưởng lịch sử rất được yêu thích "Biên niên sử Arthdal" cuối cùng cũng được ra mắt trong năm 2023.