Hội nghị lần thứ 23 của Ủy ban Di sản Thế giới họp tại Marrakesh (Morocco) ngày 01 tháng 12 năm 1999 đã công nhận Khu Di tích Chăm Mỹ Sơn là Di sản văn hóa thế giới với tiêu chí (ii): Là điển hình nổi bật về sự giao lưu văn hóa với sự hội nhập vào văn hóa bản địa. Những ảnh hưởng văn hóa bên ngoài, đặc biệt là nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ giáo từ tiểu lục địa Ấn Độ, và tiêu chí (iii): Phản ảnh sinh động tiến trình phát triển của lịch sử văn hóa Chămpa trong lịch sử văn hóa Đông Nam Á.
Hội nghị lần thứ 23 của Ủy ban Di sản Thế giới họp tại Marrakesh (Morocco) ngày 01 tháng 12 năm 1999 đã công nhận Khu Di tích Chăm Mỹ Sơn là Di sản văn hóa thế giới với tiêu chí (ii): Là điển hình nổi bật về sự giao lưu văn hóa với sự hội nhập vào văn hóa bản địa. Những ảnh hưởng văn hóa bên ngoài, đặc biệt là nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ giáo từ tiểu lục địa Ấn Độ, và tiêu chí (iii): Phản ảnh sinh động tiến trình phát triển của lịch sử văn hóa Chămpa trong lịch sử văn hóa Đông Nam Á.
Đây là một con đường có chiều rộng đến 8m cùng hai bờ tường song song nhau, có độ sâu 1m bị chôn trong lòng đất. Theo tài liệu ghi lại thì con đường này sẽ dẫn đến trung tâm thánh địa, là nơi có tòa tháp cổng lớn được sử dụng để cúng tế chỉ dành cho vua chúa, hoàng tộc, người có chức sắc ra vào. Đây cũng chính là con đường dẫn tới khu tháp lớn thường dùng để tổ chức lễ tế của người Chăm xưa.
Đường đi từ Hội An đến Thánh địa Mỹ Sơn khoảng hơn 40km. Nếu di chuyển bằng ô tô hoặc xe máy cá nhân, bạn đi theo cung đường Trần Hưng Đạo – cầu Cẩm Kim – cầu Duy Phước – đường Trường Sa – đường Hùng Vương – tỉnh lộ 610, đến Duy Phú sẽ thấy đường rẽ vào Mỹ Sơn.
Đừng bỏ lỡ cơ hội tìm hiểu về văn hóa Chămpa cổ đại tại Thánh địa Mỹ Sơn. Đến với Du Lịch Con Voi, chúng tôi cung cấp cho bạn những thông tin về kiến trúc Chăm Pa cổ nơi đây cùng với hướng dẫn viên nhiệt tình, am hiểu kiến thức sẽ mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho quý khách.
Nếu xuất phát từ Đà Nẵng đi Mỹ Sơn, bạn di chuyển theo đường Nguyễn Hữu Thọ – đường Lê Đại Hành – đường Trường Chinh – Rẽ phải vào đường 605 – đường Hùng Vương – đường Đỗ Đăng Tuyển – ĐT. 610 – Rẽ trái tại tạp hóa Tường Vi để vào đường tới Mỹ Sơn.
Thánh địa Mỹ Sơn Quảng Nam là di sản lịch sử nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam với một quần thể kiến trúc bao gồm nhiều đền tháp Chămpa độc đáo. Khu di tích được phát hiện vào năm 1885 và được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1995.
Từng là kinh đô tôn giáo và chính trị của Vương quốc Chămpa, Thánh địa Mỹ Sơn tọa lạc trên một vùng đồi núi thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 70 km về phía Tây Nam và cách thành phố Hội An 40 km. Có nguồn gốc tâm linh từ Ấn Độ giáo của tiểu lục địa Ấn Độ, các ngôi đền Mỹ Sơn được xây dựng để thờ các vị thần Hindu như Krishna và Vishnu, nhưng trên hết là thần Shiva.
Thánh địa Mỹ Sơn được xây dựng vào thế kỷ thứ IV bởi vua Bhadravarman và kết thúc vào cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ XIII dưới triều đại của vua Jaya Simhavarman III. Đây là một quần thể với hơn 70 đền tháp có kiến trúc độc đáo, tượng trưng cho từng giai đoạn lịch sử của vương quốc Chămpa. Phần lớn các kiến trúc tại đây đều chịu ảnh hưởng từ văn hoá Ấn Độ giáo.
Đây từng là nơi tổ chức tế lễ cũng như khu vực lăng tẩm của các vị vua, hoàng thân của các triều đại Chăm Pa xưa. Thánh địa Mỹ Sơn được biết đến là một công trình nổi tiếng của vương quốc Chăm Pa, với hơn 70 đền tháp bằng gạch và đá, được xây dựng từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 13.
Kiến trúc của thánh địa Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo. Những ngôi đền được xây bằng gạch và đá, chủ yếu quay về hướng Đông – hướng mặt trời mọc cũng là nơi ở của các vị thần. Cấu trúc của đền tháp được chia làm 3 phần gồm chân tháp, thân tháp và đỉnh tháp. Mỗi giai đoạn lịch sử đều có dấu ấn của nó, mỗi đền tháp thờ các vị thần và các vị vua khác nhau, nhìn chung Mỹ Sơn được xây dựng trên một mặt bằng hình tứ giác, chia làm 3 phần là phần đế tháp, phần thân tháp và phần đỉnh đều tượng trưng cho một ý nghĩa nhất định. Khu di tích được chia thành các khu vực gồm:
Khu A: Là nơi du khách có thể ngắm nhìn toàn bộ quần thể chùa.
Khu B: Là nơi tọa lạc của 1 tháp chính và 3 tháp phụ. Khu vực này nằm trên ngọn đồi phía tây.
Khu C: Tại đây sẽ là ngọn đồi phía nam, là khu vực nổi bật nhất ở thánh địa Mỹ Sơn với nhiều bia ký, đền đài, phù điêu, điêu khắc ấn tượng và độc đáo nhất ở thánh địa Mỹ Sơn.
Đền Kalan là nơi thờ Linga hay còn gọi là Thần Shiva, là một vị thần tối cao trong tín ngưỡng của đạo Hindu. Đền Kalan có chiều cao khủng 24m và được bao quanh bởi 6 tháp phụ, đây cũng là một trong những tháp cổ chính của khu du lịch thánh địa Mỹ Sơn.
Tháp Cổng: Hay còn gọi là tháp Gopura, tháp Cổng là tháp nằm ngay trước tháp Kalan. Tháp có hai cửa thông nhau ở hai hướng Đông và Tây. Ở đây, bạn có thể dễ dàng ngắm nhìn cảnh hoàng hôn trong ánh chiều tà, đẹp huyền ảo.
Tháp Mandapa: Ngôi tháp có kiến trúc độc đáo được xây dựng theo hình một ngôi nhà dài với cổng tháp, đây được chọn làm nơi đón khách hành hương dâng lễ vật. Bạn sẽ được chiêm ngưỡng những đường nét thủ công tinh tế và tinh xảo của người xưa, đồng thời được chiêm ngưỡng những hoa văn chạm trổ đầy tính nghệ thuật trên cổng tháp.
Lễ hội Kate – lễ hội truyền thống độc đáo của người Chăm: Chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật cao, tìm hiểu ý nghĩa của Thánh địa Mỹ Sơn, đồng thời còn có cơ hội khám phá những nét đẹp văn hóa của người Chăm. Đây là lễ hội truyền thống vô cùng quan trọng của người Chăm. Bạn sẽ được chứng kiến nhiều nghi lễ truyền thống như: rước nước, cúng cầu an, kiệu rước hay chiêm ngưỡng các màn biểu diễn với nhiều nhạc cụ phong phú. Lễ hội được tổ chức vào tháng 7 hàng năm theo lịch Chăm, là dịp để người Chăm tưởng nhớ ông bà tổ tiên và cầu mong sự sinh sôi nảy nở của vạn vật. Bên cạnh đó, lễ hội Katê còn là sự kết tinh những giá trị văn hóa trong đời sống cộng đồng của đồng bào Chăm.
Vũ điệu Apsara “linh hồn của đá” uyển chuyển, hấp dẫn: Apsara là sự kết hợp hài hòa giữa từng động tác, động tác tay điêu luyện, uyển chuyển và vẻ đẹp kiều diễm của các vũ công Chăm với tiếng trống Paranưng, tiếng kèn Saranac.
Nếu xuất phát từ Đà Nẵng đi Mỹ Sơn, bạn di chuyển theo đường Nguyễn Hữu Thọ – đường Lê Đại Hành – đường Trường Chinh – Rẽ phải vào đường 605 – đường Hùng Vương – đường Đỗ Đăng Tuyển – ĐT. 610 – Rẽ trái tại tạp hóa Tường Vi để vào đường tới Mỹ Sơn.
Thánh địa Mỹ Sơn Quảng Nam là di sản lịch sử nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam với một quần thể kiến trúc bao gồm nhiều đền tháp Chămpa độc đáo. Khu di tích được phát hiện vào năm 1885 và được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1995.
Từng là kinh đô tôn giáo và chính trị của Vương quốc Chămpa, Thánh địa Mỹ Sơn tọa lạc trên một vùng đồi núi thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 70 km về phía Tây Nam và cách thành phố Hội An 40 km. Có nguồn gốc tâm linh từ Ấn Độ giáo của tiểu lục địa Ấn Độ, các ngôi đền Mỹ Sơn được xây dựng để thờ các vị thần Hindu như Krishna và Vishnu, nhưng trên hết là thần Shiva.
Thánh địa Mỹ Sơn được xây dựng vào thế kỷ thứ IV bởi vua Bhadravarman và kết thúc vào cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ XIII dưới triều đại của vua Jaya Simhavarman III. Đây là một quần thể với hơn 70 đền tháp có kiến trúc độc đáo, tượng trưng cho từng giai đoạn lịch sử của vương quốc Chămpa. Phần lớn các kiến trúc tại đây đều chịu ảnh hưởng từ văn hoá Ấn Độ giáo.