Theo nghiên cứu của Knight Frank, giá trị trung bình của top 5% ngôi nhà đắt nhất tại một số thị trường bất động sản trọng điểm của thế giới ghi nhận xu hướng giảm trong 12 tháng qua. Trong đó, đáng chú ý nhất là London, New York và Dublin.
Theo nghiên cứu của Knight Frank, giá trị trung bình của top 5% ngôi nhà đắt nhất tại một số thị trường bất động sản trọng điểm của thế giới ghi nhận xu hướng giảm trong 12 tháng qua. Trong đó, đáng chú ý nhất là London, New York và Dublin.
Trái Đất có diện tích là 510,1 triệu km² & được chia thành 7 Châu Lục là: Châu Á (Diện tích 44.580.000 km²), Châu Âu (Diện tích 10.180.000 km²), Châu Phi (Diện tích 30.370.000 km²), Châu Mỹ (Diện tích 42.550.000 km²), Châu Đại Dương (Diện tích 8.526.000 km²), Châu Nam Cực (Diện tích 14.000.000 km²)
Đại dương trên thế giới chính là vùng nước liên tục bao quanh Trái Đất, có tổng diện tích 361.132.000 km2, chiếm 70,8% bề mặt của Trái Đất. Vùng nước này được phân chia thành 5 vùng nước chính: Thái Bình Dương (Diện tích 161.800.000 km²) – Đại Tây Dương (Diện tích 106.500.000 km²) – Ấn Độ Dương (Diện tích 70.560.000 km²) – Bắc Băng Dương (Diện tích 14.060.000 km²) – Nam Đại Dương (Diện tích 20.330.000 km²)
Là châu lục lớn nhất về diện tích và dân số, nằm ở Bắc bán cầu và Đông bán cầu, chiếm 8.6% tổng diện tích bề mặt Trái Đất. Trong đó diện tích khoảng 49.7 triệu km2 chiếm hơn 30% phần đất liền trên trái đất. Dân số khoảng 4.623.940.078 người (cập nhật 30/01/2020 theo số liệu từ Liên Hợp Quốc). Châu Á bao gồm 48 quốc gia, ba trong số đó (Nga, Kazakhstan và Thổ Nhĩ Kỳ) có một phần lãnh thổ ở châu Âu
Là châu lục đứng thứ 2 trên thế giới về dân số sau châu Á và đứng thứ 3 về diện tích sau châu Á, châu Mỹ. Với diện tích khoảng 30.221.532 km2, chiếm 20,4% tổng diện tích đất đai của Trái Đất). Algeria là quốc gia có diện tích lớn châu Phi chiếm khoảng 7% lãnh thổ của cả châu lục và nước nhỏ nhất là Seychelles.
Vị trí tiếp giáp của châu Âu về phía Bắc giáp Bắc Băng Dương, phía Tây giáp Đại Tây Dương, phía Nam giáp Địa Trung Hải và biển Đen. Là châu lục có quá trình lịch sử văn hóa và kinh tế lâu đời. Với diện tích 10.600.000 km2, đây là lục địa nhỏ thứ 2 thế giới, chỉ lớn hơn châu Đại Dương, dân số khoảng 740.814.000 chiếm khoảng 10,6% dân số thế giới, ít hơn châu Phi. Có thể coi dãy núi Ural được coi là vùng đất với địa lý và kiến tạo rõ rệt đánh dấu ranh giới giữa châu Á và châu Âu.
là châu lục kéo dài cả ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam, giữa hai đại dương lớn là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, vi tổng diện tích 42.422.000 km2, châu Mỹ là châu lục lớn thứ hai thế giới sau châu Á.
Nam cực là điểm có vĩ độ bằng -90 độ trên Trái Đất, là điểm phía nam của hai điểm nơi trục quay của Trái Đất giao với bề mặt của nó. Cực Nam Địa lý có độ cao 2.800m so với mực nước biển trung bình, tại điểm đặt Trạm Nam Cực Amundsen-Scott của Hoa Kỳ, được thành lập năm 1956 và luôn có người đồn trú từ đó đến nay..
Băng ở Nam Cực có độ cao 2.835 mét (9,306 ft) và ước tính dày khoảng 2,700 mét (9,000 ft), khoảng 1,300 km (800 dặm) từ biển gần nhất ở McMurdo Sound.
Cực từ Bắc là một điểm có thật tại Bathurst Island, Canada và cách 1600 km so với Cực Bắc địa lý. Cực Bắc của Trái Đất có vĩ độ bằng +90 độ trên Trái Đất, hay là điểm xuất phát tất cả kinh tuyến). Tại Bắc Cực mọi hướng đều là hướng Nam, bao phủ nó là Bắc Băng Dương. Điểm cực bắc địa lý này có thể thay đổi, phụ thuộc sự di chuyển trục quay của Trái Đất.
Như đã đề cập ở phần trên, Trái Đất được chia thành 6 châu lục chính, bao gồm: Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Đại Dương và Châu Nam Cực. Bản đồ các châu lục trên thế giới sẽ là một phần quan trọng giúp chúng ta có được cái nhìn tổng quan về hình dạng, diện tích của các châu lục cũng như các đặc điểm địa lý quan trọng khác.
Châu Á là châu lục có diện tích lớn nhất thế giới (khoảng 44.580.000 km2), chiếm 8.6% tổng diện tích bề mặt Trái Đất và hơn 30% phần diện tích đất liền. Tính đến tháng 10/2023, châu lục này có dân số khoảng 4,7 tỷ người (theo số liệu từ Liên Hợp Quốc), chiếm hơn 60% dân số toàn cầu.
Châu Á nằm ở phía Đông của lục địa Á – Âu, bao gồm 55 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó có 48 quốc gia độc lập và 7 vùng lãnh thổ (Đài Loan, Hongkong, Ma Cao, Abkhazia, Nagorno-Karabakh, Nam Ossetia, Lãnh thổ Ấn Độ Dương thuộc Anh). Các quốc gia châu Á được phân chia thành 6 khu vực địa lý với những đặc điểm địa lý và văn hóa riêng biệt:
Một điểm đáng chú ý khác ở châu lục này đó chính là vị trí giáp biển Thái Bình Dương ở phía Đông, biển Bắc Băng Dương ở phía Bắc và biển Ấn Độ Dương ở phía Nam, tạo nên lợi thế đặc biệt quan trọng cho khu vực này.
Châu Phi là 1 trong 6 châu lục lớn trên hành tinh, nằm ở phía nam của lục địa Á – Âu. Với diện tích khoảng 30,221,532 km2, châu Phi được biết đến là châu lục lớn thứ 3 thế giới sau châu Á và châu Mỹ (chiếm khoảng 20,4% tổng diện tích đất liền). Trong đó, Algeria là quốc gia có diện tích lớn nhất và Seychelles là quốc gia có diện tích nhỏ nhất châu Phi.
Theo số liệu từ Liên Hợp Quốc, dân số châu Phi tính đến tháng 10/2023 là khoảng 1,4 tỷ người, chiếm 17,8% tổng dân số thế giới. Khu vực này được biết đến là nơi có lịch sử lâu đời với những dấu vết của loài người từ thời tiền sử. Ngoài ra, Châu Phi cũng là nơi có nền văn hóa đa dạng, với nhiều quốc gia và dân tộc khác nhau. Dưới đây là các khu vực địa lý trên bản đồ châu lục Phi:
Ngoài cung cấp thông tin về vị trí địa lý của các quốc gia, bản đồ châu Phi còn giúp người đọc biết thêm về đặc điểm khí hậu, địa hình của khu vực này. Khí hậu châu Phi cũng rất đa dạng từ sa mạc khô cằn, khắc nghiệt cho đến rừng mưa nhiệt đới mát mẻ.
Châu Âu có vị trí tiếp giáp với biển Bắc Băng Dương ở phía Bắc, biển Địa Trung Hải ở phía Nam, biển Đại Tây Dương ở phía Tây và các biên giới chia cắt với lục địa Á – Âu ở phía Đông. Điều này tạo ra một môi trường địa lý đa dạng với nhiều dãy núi cao, sông lớn và đồng bằng mà bạn có thể thấy trên bản đồ.
Với diện tích 10.600.000 km2, châu Âu là châu lục nhỏ thứ 2 thế giới, chỉ lớn hơn châu Đại Dương. Dân số tính đến tháng 10/2023 là 746.8 triệu người (theo số liệu từ Liên Hợp Quốc), chiếm khoảng 10,6% dân số thế giới. Đường phân giới tự nhiên giữa hai châu lục châu Âu và châu Á là dãy núi Ural, có chiều dài 2.500 kilômét.
Châu Mỹ là châu lục nằm ở Tây Bán Cầu, nằm giữa hai đại dương lớn là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Với tổng diện tích 42.422.000 km2, đây là châu lục có diện tích lớn thứ hai thế giới chỉ sau châu Á. So với các châu lục khác, châu Mỹ trải dài trên nhiều vĩ độ từ vùng cực Bắc cho đến tận vùng cận cực Nam. Eo đất Panama là nơi hẹp nhất của châu Mỹ khi chỉ rộng chưa đến 50km. Cắt qua eo đất này là kênh đào Panama, nối liền Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, trải rộng trên 2 lục địa Nam Mỹ và Bắc Mỹ.
Bản đồ châu Mỹ là bản đồ thu nhỏ mang đến góc nhìn tổng quan về toàn bộ khu vực châu Mỹ, trong đó bao gồm cả: Bắc Mỹ, Trung Mỹ và Nam Mỹ. Thông qua bản đồ châu lục của châu Mỹ, người đọc có thể tìm hiểu về sự phân bố của các quốc gia, vùng lãnh thổ, địa hình, khí hậu hay biên giới với các khu vực khác.
Mỗi khu vực địa lý châu Mỹ sẽ bao gồm các quốc gia với đặc điểm địa lý và văn hóa riêng biệt, cụ thể như sau:
Bản đồ châu Nam Cực là một phần quan trọng của hệ thống bản đồ thế giới, biểu thị khu vực địa lý quan trọng tại cực nam của hành tinh. Châu Nam Cực vẫn là một trong những khu vực ít được khám phá nhất trên trái đất. Tuy nhiên, với sự chú ý ngày càng tăng về môi trường và khả năng khai thác tài nguyên, châu lục này đang trở thành trọng điểm của nhiều nước trên thế giới.
Bên cạnh đó, đây cũng là một trong những khu vực lãnh thổ lạnh nhất và hoang sơ nhất trên Trái Đất, đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu về biến đổi khí hậu và môi trường.
Với diện tích 14.200.000 km2, châu lục này xếp thứ 5 thế giới về diện tích. Trong đó, phần lớn diện tích bị bao phủ bởi một lớp băng dày trung bình 1,9 km (6.200 ft), độ cao trung bình là 2.835 mét (9,306 ft) so với mực nước biển. Theo quy định chính thức, châu Nam Cực hoàn toàn không bị bất kỳ quốc gia nào tuyên bố chủ quyền. Thay vào đó, chỉ có các trạm nghiên cứu để tiến hành các những thí nghiệm không được làm ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Tính đến nay, trạm nghiên cứu lớn nhất ở châu Nam Cực là McMurdo (Hoa Kỳ).
Châu Đại Dương hay còn gọi là châu Úc (Oceania) là châu lục trải dài từ Đông sang Tây với diện tích 8.725.989 km2. Đây được biết đến là châu lục có diện tích nhỏ nhất, đồng thời có dân số thấp thứ hai trên thế giới (chỉ cao hơn châu Nam Cực). Tuy nhiên, khu vực có nền kinh tế phát triển ổn định và được biết đến với cảnh đẹp tự nhiên hùng vĩ.
Khu vực địa lý này bao gồm đất liền Australasia và các hòn đảo lớn như: New Zealand, Tasmania, New Guinea cùng hàng nghìn đảo nhiệt đới nhỏ khác của vùng Polynesia, Micronesia, Melanesia. Nơi đây được đánh giá có địa hình đa dạng, bao gồm nhiều dãy núi cao, rừng rậm nhiệt đới cho đến các vùng ven biển và hoang mạc. Xét về trình độ kinh tế, Australasia được xếp vào nhóm các quốc gia lớn có bình quân GDP đầu người cao nhất thế giới. Thành phố Sydney của nước này cũng là thành phố lớn nhất châu lục.